• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn Bản

HƯỚNG DẪN Công tác tuyên truyền biển, đảo và công tác biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia năm 2017

Số hiệu văn bản: 04/HD-CĐVC

Ngày ban hành: 21/3/2017

Người đăng: cdvc

Ngày đăng: 10/08/2017

File đính kèm: HD%20tuyen%20truyen%20bien%20dao.doc

Chi tiết

 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC

Số:  04/HD-CĐVC

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 


        Bình Thuận, ngày 21 tháng 3 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

Công tác tuyên truyền biển, đảo và công tác biên giới trên đất liền

 Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia năm 2017                      

         

Thực hiện Hướng dẫn số 07/HD-LĐLĐ ngày 17/3/2017 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về công tác tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền năm 2017 trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ; Ban Thường vụ CĐVC tỉnh hướng dẫn các CĐCS triển khai thực hiện công tác tuyên truyền như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tăng cường nhận thức của cán bộ, đoàn viên, lao động về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan đến biển, đảo Việt Nam, góp phần bồi đắp tinh thần, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, lao động.

- Thông qua công tác tuyên truyền giúp bạn bè quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đầy đủ, kịp thời, chính xác về các quan điểm, chủ trương, chính sách, hành động của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo và biên giới một cách hòa bình, phù hợp với quy định của Việt Nam và luật pháp quốc tế; trách nhiệm, thiện chí của Việt Nam trong việc xây dựng, củng cố, bảo vệ, phát triển mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, tôn trọng luật pháp quốc tế với các quốc gia có liên quan trên biển Đông và các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.

- Đấu tranh có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch ở trong nước và nước ngoài âm mưu lợi dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ làm tổn hại khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ đối ngoại truyền thống, tốt đẹp của Việt Nam với các nước láng giềng.

- Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý, bảo đảm an ninh biên giới; chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của Việt Nam.

2. Yêu cầu

- Công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đoàn viên, lao động, sự đồng thuận trong nhân dân đối với chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác biên giới trên đất liền, thống nhất và nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ được Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.

- Công tác tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước trong tình hình hiện nay.

- Công tác thông tin, tuyên truyền cần chủ động, chính xác, kịp thời; thận trọng đối với những thông tin nhạy cảm, phức tạp liên quan đến tình hình biên giới trên đất liền và biển, đảo; khai thác lợi thế của tuyên truyền miệng và các phương tiện thông tin đại chúng, website Công đoàn Bình Thuận, bản tin và trang tin điện tử của các cơ quan, đơn vị để chuyển tải quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo và biên giới trên đất liền tới cán bộ, đoàn viên, lao động.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Công tác tuyên truyền biển, đảo

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo, trong đó lưu ý bám sát các nội dung, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch và tiến độ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết Hội nghị Trung ương trong năm 2017 có liên quan đến vấn đề biển, đảo.

- Thông tin về luật pháp quốc tế về biển, đảo liên quan tới Việt Nam, tập trung nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, lao động đối với môi trường biển, giảm thiểu các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong nước và nước ngoài của ngư dân.

- Tiếp tục tuyên truyền những cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thông tin về chủ trương, chính sách mới; các văn bản thỏa thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan tới biển, đảo Việt Nam.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng và phát triển kinh tế biển; các hoạt động phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; công tác quy hoạch, quản lý, phát triển kinh tế biển, đảo; công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; các tập thể, cá nhân tiên tiến, điển hình trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- Tăng cường tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu; những cam kết và hành động của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ an ninh, trật tự an toàn khu vực ven biển và trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin  đối ngoại để nhân dân trong, ngoài tỉnh, bạn bè quốc tế đang công tác, lao động, tham quan du lịch tại Bình Thuận hiểu đúng, đầy đủ về lập trường chính nghĩa của Việt Nam để tiếp tục ủng hộ Việt Nam giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

- Tiếp tục đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển; các hoạt động khai thác trái phép, vi phạm chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng đến quan hệ các nước trong khu vực.

2. Công tác biên giới trên đất liền

          2.1. Đối với tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc

          - Tiếp tục tuyên truyền đến cán bộ, đoàn viên, lao động về kết quả, ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc và giá trị của việc xây dựng, quản lý đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước; các văn bản pháp luật liên quan đến công tác biên giới, lãnh thổ, các hiệp định, hiệp ước hai bên đã ký kết về công tác biên giới và yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý biên giới trong giai đoạn hiện nay. Tuyên truyền triển khai thực hiện 03 văn kiện quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định hợp tác và bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân đã ký kết tháng 11/2015, có hiệu lực từ tháng 01/2016 về kết quả triển khai trên thực tế.

- Tiếp tục tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về các vấn đề nảy sinh trong công tác biên giới được dư luận quan tâm; kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái; tăng cường xây dựng tình đoàn kết, gắn bó lâu đời giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc.

2.2. Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Lào

- Tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên biên giới đất liền đối với cả hai quốc gia Việt Nam và Lào; về ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng và quản lý biên giới hòa bình, hữu nghị cùng phát triển; các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, các văn bản pháp lý song phương về biên giới được hai bên ký kết, nhất là Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu khi có hiệu lực.

- Tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, đoàn kết, truyền thống gắn bó giữa nhân dân, chính quyền hai nước; các hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa… của cộng đồng dân cư hai bên biên giới, các hoạt động kết nghĩa, giao lưu giữa các địa phương, các cụm dân cư; tuyên truyền góp phần gìn giữ, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào; khẳng định sự quan tâm, ủng hộ, tình cảm gắn bó thủy chung giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân ta với Đảng, Chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào.

- Tăng cường tuyên truyền, thông tin đối ngoại về tình hữu nghị, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đến nhân dân hai nước và bạn bè quốc tế; đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, lợi dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo hòng chia rẽ tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước.

          2.3. Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

  - Đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả phân định biên giới, công tác phân giới, cấm mốc; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; các văn bản pháp luật liên quan đến công tác biên giới, lãnh thổ, các hiệp định, hiệp ước được hai bên ký kết về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia, về công tác quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc theo quy định của pháp luật mỗi nước.

- Chủ động nắm thông tin, tình hình, diễn biến và tâm trạng của cán bộ, đoàn viên, lao động về các vấn đề có liên quan đến công tác biên giới. Kịp thời có phương pháp tiếp cận, đề xuất hướng xử lý và giải quyết các vấn đề nhạy cảm về công tác phân giới, cấm mốc trên thực địa.

- Đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các quan điểm, thông tin và hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, biên giới, lãnh thổ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ hữu nghị, truyền thống Việt Nam - Campuchia.

III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, như thông qua: các phương tiện thông tin đại chúng; mạng xã hội, trao đổi, tọa đàm, hội thảo; tuyên truyền miệng, sách, báo và tài liệu tuyên truyền qua các hội nghị, pano, áp phích, tờ rơi...Tránh các hoạt động mang tính phô trương, hình thức và lãng phí.  

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở hướng dẫn chung, các CĐCS cần chủ động phối hợp với chuyên môn cùng cấp và các cơ quan chức năng cụ thể hóa nội dung, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; gắn tuyên truyền về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về biển, đảo và công tác biên giới trên đất liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của công tác tuyên giáo công đoàn năm 2017.

Ban Thường vụ CĐVC tỉnh yêu cầu các CĐCS triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền; cuối năm có báo cáo kết quả về CĐVC tỉnh trước ngày 15/11/2017 để tổng hợp báo cáo theo quy định./.

 

Nơi nhận:

TM. BAN THƯỜNG VỤ

-Ban TG LĐLĐ tỉnh;

-CĐCS trực thuộc (qua mail);

-Lưu: VT.

 

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Trần Ngọc Phúc

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top