• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn Bản

Kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Công đoàn Ngành giao thông vận tải Bình Thuận năm 2014

Số hiệu văn bản: 45/KH-CĐN

Ngày ban hành: 11/4/2014

Người đăng: cdgtvt

Ngày đăng: 12/08/2014

File đính kèm: (45)ke%20hoch%20cong%20tac%20phong%20chong%20tham%20nhung.doc

Chi tiết

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     CĐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                 Số: 45/KH-CĐN                                                               Bình Thuận , ngày 11 tháng 4 năm 2014 

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Công đoàn

Ngành giao thông vận tải Bình Thuận năm 2014

 

Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2014 của LĐLĐ về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2014.

Ban Thường vụ CĐN GTVT Bình Thuận xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của Công đoàn ngành Giao thông vận tải Bình Thuận năm 2014, với nhiệm vụ trọng tâm như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ và các CĐCS, nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, làm lành mạnh quan hệ xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp; vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; phải xác định “phòng ngừa tham nhũng” là biện pháp chính, chủ đạo, cần phải kiên quyết thực hiện một cách quyết liệt, thực chất hơn.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.

1. Công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tham nhũng.

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về phòng, chống tham nhũng, lãng phí cụ thể là: Tiếp tục quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2007, năm 2012); Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Kế họach số 45- KH/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng gắn với đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tạo chuyển biến trong lề lối làm việc, phong cách ứng xử, đạo đức lối sống của mỗi cán bộ, công chức viên chức và người lao động. Nâng cao nhận thức của Công đoàn  trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tổ chức, vận động cán bộ, công chức viên chức và người lao động, tham gia có hiệu quả vào các  họat động phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hưởng ứng phong trào thi đua “Tám giờ làm việc có chất lượng và hiệu quả” trong cán bộ, công chức viên chức và người lao động, thực hiện nghiêm Chỉ thị 27-CT/TU; Chỉ thị số 30-CT/TU; Chỉ thị 40-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các Quy chế, Quy định của tổ chức Công đoàn:

- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Quy chế, Quy trình làm việc, quy trình công tác, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế văn hoá công sở; Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Công đoàn.

- Xây dựng và hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện khoán chi hành chính, phân cấp thu ngân sách công đoàn, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, thực hiện chi trả lương, các chế độ đối với cán bộ công đoàn theo đúng quy định.

- Thực hiện công khai, minh bạch các định mức, tiêu chuẩn, các chế độ liên quan đến tài chính, tài sản. Minh bạch về tài sản, thu nhập đối với cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị, phù hợp với quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn, Nhà nước, của Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ trong phòng ngừa, phát hiện xử lý tham nhũng.

3. Tăng cường công tác phòng, ngừa tham nhũng, xử lý vi phạm.

- Xác định rõ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của Ban thường vụ CĐN, Ban Chấp hành các CĐCS, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đúng theo luật định.

- Ban Thường vụ CĐN, Ban Chấp hành phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn cùng cấp thực hiện kiểm tra, ngăn ngừa, phát hiện vụ, việc tham nhũng, kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và pháp luật. Củng cố tổ chức, nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, phát huy hiệu quả hoạt động kiểm tra, nhằm góp phần thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; các quy định của luật pháp về phòng chống tham nhũng. Giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

- Ban Thường vụ CĐN, Ban Chấp hành CĐCS tăng cường chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động có hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng ở cơ sở. Tạo điều kiện cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động đúng quy định của pháp luật.

- Các CĐCS cần chủ động tham gia với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng cấp mở Hội nghị cán bộ - công chức, Đại hội CNVC, Hội nghị người lao động đúng quy trình, đúng thời gian quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; phát huy quyền dân chủ của cán bộ, công chức viên chức và người lao động; tổ chức cho cán bộ, công chức viên chức và người lao động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng chống tham nhũng. Phát động phong trào thi đua thực hiện phòng chống tham nhũng trong đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức viên chức và người lao động; có tổ chức sơ kết, tổng kết khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của Công đoàn ngành GTVT Bình Thuận năm 2014 các CĐCS căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình và chỉ đạo các tổ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện.

Định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và cuối năm báo cáo kết quả thực hiện về Công đoàn ngành GTVT Bình Thuận, để tổng hợp báo cáo LĐLĐ tỉnh./.

 

Nơi nhận:                                                                                                  TM. BAN THƯỜNG VỤ

- CĐCS;                                                                                                              CHỦ TỊCH

- ĐU Sở;

- LĐLĐ;

- UBKT CĐN;

- Lưu: CĐN.

 

                                                                                                                     Phạm Văn Chương 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top