• Phan Thiết 1
  • Phan Thiết 2
  • Phan Thiết 3
Văn Bản

V/v lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XI)

Số hiệu văn bản: 131/CV-LĐLĐ

Ngày ban hành: 03/10/2016

Người đăng: ldldphanthiet

Ngày đăng: 11/10/2016

File đính kèm: CV%20gop%20y%20DLCDVN%20va%20HD%20thi%20hanh%20DLCDVN.doc

Chi tiết

MỘT SỐ NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN GÓP Ý SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (KHÓA XI)

 

DẪN CHIẾU CÁC NỘI DUNG CẦN GÓP Ý

Điều lệ CĐVN

Hướng dẫn thi hành ĐL CĐVN

1. Về đối tượng tập hợp

- Điều 1. Đối tượng và điều kiện kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn Việt Nam

Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp); người Việt Nam lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều 25. Công đoàn ngành địa phương

+ Mục 2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành địa phương là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Điều 26. LĐLĐ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện)

+ Mục 2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động huyện là đoàn viên, người lao động trên địa bàn cấp huyện.

- Điều 27. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Công đoàn các khu công nghiệp)

+ Mục 2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn các khu công nghiệp là đoàn viên, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là các khu công nghiệp).

- Mục 1.1. Đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

Người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường, thị trấn.

b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

c. Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

d. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì được kết nạp vào nghiệp đoàn.

đ. Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

e. Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào công đoàn, nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện:

- Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề nhưng không thuê mướn lao động trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế...

- Người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, có thời hạn một năm trở lên.

- Mục 1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.

c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.

đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.

2. Mô hình của tổ chức Công đoàn Việt Nam

- Điều 9. Hệ thống tổ chức

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:

1. Cấp Trung ương: Tổng LĐLĐ Việt Nam.

2. LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương).

3. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (sau đây gọi chung là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).

4. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn (sau đây gọi chung là Công đoàn cơ sở).

- Mục 7. Về các cấp công đoàn theo Điều 9:

Hệ thống tổ chức Công đoàn được tổ chức theo các cấp cơ bản sau:

7.1. Cấp Trung ương: Tổng LĐLĐ Việt Nam.

7.2. Cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương gồm:

- LĐLĐ các tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gọi chung là LĐLĐ cấp tỉnh);

- Công đoàn ngành trung ương và tương đương;

7.3. Cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm:

- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là LĐLĐ cấp huyện);

- CĐGD quận, huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh (gọi chung là CĐGD huyện);

- Công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là công đoàn các khu CN);

- Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Công đoàn tổng cty trực thuộc LĐLĐ cấp tỉnh, công đoàn ngành TW;

- Công đoàn cơ quan trung ương khi có đủ điều kiện, bao gồm:

+ Công đoàn các ban của Đảng; Văn phòng QH; Văn phòng Chính phủ.

+ Công đoàn cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

+ Công đoàn bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

+ Công đoàn tổng cục, cục, đại học quốc gia, đại học vùng.

- Một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định.

- Nghiệp đoàn theo nghề.

7.4. Cấp cơ sở gồm:

- Công đoàn cơ sở trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).

- Nghiệp đoàn.

 

3. Nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp

- Điều 10. Đại hội Công đoàn các cấp

1. Nhiệm vụ của Đại hội Công đoàn các cấp:

a. Thảo luận, thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng nhiệm vụ của Công đoàn nhiệm kỳ tới.

b. Tham gia xây dựng Văn kiện của Đại hội Công đoàn cấp trên.

c. Bầu BCH Công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự Đại hội CĐ cấp trên.

d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội CĐVN).

2. Nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn các cấp:

a. Nhiệm kỳ của Đại hội Công đoàn các cấp 5 năm 1 lần. Trường hợp Công đoàn cơ sở có ít đoàn viên hoặc thường xuyên biến động, nếu có đề nghị bằng văn bản của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp quyết định nhiệm kỳ Đại hội của Công đoàn cơ sở 5 năm 2 lần.

b. Trường hợp đặc biệt, nếu được Công đoàn cấp trên đồng ý, Đại hội Công đoàn các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm và không quá 6 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm 2 lần. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.

3. Số lượng đại biểu dự Đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thành phần đại biểu chính thức của Công đoàn mỗi cấp gồm:

a. Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm.

b. Đại biểu do Công đoàn cấp dưới bầu lên.

c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá ba phần trăm (3%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

4. Đại biểu dự Đại hội phải được Đại hội biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, thì Ban Chấp hành cấp triệu tập xem xét, quyết định tư cách đại biểu và sau đó báo cáo cho đại hội biết. Người bị khởi tố, truy tố, tạm giam thì không đủ tư cách đại biểu.

+ Mục 8.1. Nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp cơ sở.

a. Đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: 5 năm 1 lần. Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

b. Những trường hợp sau đây, nếu có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần, gồm:

- Công đoàn cơ sở có dưới 10 đoàn viên.

- Công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng năm có tỷ lệ thay đổi trong danh sách đoàn viên từ 20% trở lên hoặc trong nhiệm kỳ thay đổi ủy viên ban chấp hành từ 50% trở lên.

c. Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn 5 năm 2 lần tổ chức hội nghị toàn thể để bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn và đánh giá thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cơ sở. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị bất thường. Công đoàn cơ sở quyết định công nhận kết quả bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

+ Mục 8.2. Cách tính nhiệm kỳ đại hội:

- Đối với các tổ chức công đoàn khi chia tách được kế thừa nhiệm kỳ trước lúc chia tách tổ chức.

- Đối với tổ chức công đoàn khi sáp nhập, hợp nhất nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì tính theo nhiệm kỳ lần thứ nhất.

- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên cơ sở thì tính theo nhiệm kỳ lần thứ nhất của công đoàn cấp trên cơ sở (không kế thừa nhiệm kỳ của cấp cơ sở đối với cấp trên cơ sở).

3. Các quy định về bầu cử

- Điều 12. Nguyên tắc, hình thức bầu cử Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn các cấp và đại biểu dự Đại hội, Hội nghị Công đoàn cấp trên

1. Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.

2. Việc bầu Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn các cấp và bầu đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn cấp trên được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

3. Người trúng cử phải có số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về.

- Điều 13. Ban Chấp hành Công đoàn các cấp

1. Ban Chấp hành là Cơ quan Lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội của mỗi cấp Công đoàn, do Đại hội Công đoàn cấp đó bầu ra. Ban Chấp hành Công đoàn cấp dưới phải được Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

a. Trường hợp cần thiết, Công đoàn cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành và các chức danh trong Cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Công đoàn cấp dưới.

b. Khi thành lập mới hoặc tách, nhập tổ chức Công đoàn hoặc những đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn hoặc chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn hoặc công nhận Ban Chấp hành. Thời gian hoạt động của Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn không quá 
12 tháng.

2. Ban Chấp hành Công đoàn ở cấp nào là đại diện của đoàn viên và người lao động cấp đó. Ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.

3. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

a. Khi khuyết Ủy viên Ban Chấp hành ở cấp nào, thì Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần ba (1/3) và Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không vượt quá một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.

b. Trường hợp đặc biệt cần bổ sung mà số Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung đã vượt quá số lượng quy định tại điểm a, khoản 3 điều này, hoặc vượt quá số lượng Đại hội đã thông qua, thì phải được sự đồng ý của Công đoàn cấp trên trực tiếp, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc bầu bổ sung số Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vượt quá số lượng Đại hội Công đoàn toàn quốc đã thông qua do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định nhưng không quá ba phần trăm (3%) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Đại hội Công đoàn toàn quốc quyết định.

c. Ủy viên Ban Chấp hành các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác thì đương nhiên thôi tham gia Ban Chấp hành, kể từ thời điểm nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác ghi trong quyết định.

d. Trường hợp Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ Công đoàn chuyên trách Công đoàn, khi thôi chuyên trách Công đoàn nhưng còn công tác tại ngành hoặc địa phương, đơn vị thì do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó xem xét việc tiếp tục tham gia hoặc không tham gia Ban Chấp hành và đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định.

đ. Trường hợp Ủy viên Ban Chấp hành có đơn xin thôi tham gia Ban Chấp hành thì do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó xem xét và đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định.

4. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp:

a. Bầu các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn.

b. Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

c. Thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn cấp trên.

d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với Công đoàn cấp dưới.

đ. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ Công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, can thiệp và bảo vệ cán bộ Công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng; Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên hỗ trợ, giúp đỡ Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện quyền tổ chức và Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

e. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức hoạt động Công đoàn cấp mình với cấp ủy đảng đồng cấp, Công đoàn cấp trên và thông báo cho Công đoàn cấp dưới.

g. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

5. Hội nghị định kỳ của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp:

a. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Ban Chấp hành Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, một năm họp hai lần. Trường hợp cần thiết có thể triệu tập họp bất thường.

b. Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở một năm họp ít nhất hai lần.

c. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở thành viên ba tháng họp ít nhất một lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều 15. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp

1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp là Cơ quan thường trực của Ban Chấp hành mỗi cấp. Đoàn Chủ tịch (Ban Thường vụ) Công đoàn cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó bầu. Số lượng Ủy viên Đoàn Chủ tịch (Ban Thường vụ) không quá một phần ba (1/3) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được ra các Nghị quyết, Quyết định... để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc Công đoàn Việt Nam và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện cho đoàn viên, người lao dộng kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn.

3. Ban Thường vụ Công đoàn các cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành; điều hành các hoạt động giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, báo cáo hoạt động của mình tại Hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cơ quan và đơn vị trực thuộc; đại diện cho đoàn viên và người lao động tập hợp các kiến nghị để tham gia với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, bộ, ngành, Hội đồng Quản trị doanh nghiệp cùng cấp; cử đại diện tham gia vào các Cơ quan, tổ chức có liên quan.

4. Chủ tịch là người đứng đầu Ban Chấp hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch (Ban Thường vụ) và là người đại diện theo pháp luật của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.

Khi có quá một phần hai (1/2) là thành viên dự Đại hội yêu cầu thì Đại hội Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn được bầu trực tiếp Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Chủ tịch Nghiệp đoàn trong số Ủy viên Ban Chấp hành mới do Đại hội bầu ra.

Khi khuyết Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn bầu bổ sung trong số các Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Khi khuyết Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên Ban Thường vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cho phép bầu bổ sung trong số các Ủy viên Ban Chấp hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều 40. Ủy ban Kiểm tra Công đoàn

1. Ủy ban Kiểm tra là Cơ quan kiểm tra của Công đoàn được thành lập ở các cấp Công đoàn, do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó bầu ra và phải được Công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

2. Ủy ban Kiểm tra Công đoàn mỗi cấp chịu sự Lãnh đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên.

3. Số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong Ban Chấp hành và một số ủy viên ngoài Ban Chấp hành; số ủy viên Ban Chấp hành không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên Ủy ban Kiểm tra.

4. Việc bầu Ủy ban Kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín. Người trúng cử phải có số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn mỗi cấp, do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra do Ủy ban Kiểm tra bầu.

Tổ chức cơ sở của Công đoàn có dưới ba mươi đoàn viên thì cử một ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.

5. Khi mới thành lập hoặc tách, nhập tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ủy ban Kiểm tra, chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra lâm thời.

6. Nhiệm kỳ của Ủy ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.

7. Ủy viên Ủy ban Kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách Công đoàn khi thôi không là cán bộ chuyên trách Công đoàn thì thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra. Úy viên Ủy ban Kiểm tra khi chuyển công tác ra khỏi ngành hoặc địa phương, đơn vị thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn ở ngành, địa phương, đơn vị đó. Ủy viên Ủy ban Kiểm tra các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc thì thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra kể từ thời điểm nghỉ hưu hoặc thôi việc ghi trong quyết định.

- Mục 8.11. Ứng cử, đề cử vào ban chấp hành công đoàn và đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên.

a. Ứng cử:

- Đoàn viên công đoàn là đại biểu hoặc không là đại biểu dự đại hội đều có quyền ứng cử vào ban chấp hành công đoàn các cấp.

- Đoàn viên công đoàn ứng cử không phải là đại biểu chính thức của đại hội thì phải có đơn và nhận xét của ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi công tác, sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền gửi cho đoàn chủ tịch đại hội.

- Đoàn viên ứng cử đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức dự đại hội.

b. Đề cử.

- Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội có quyền đề cử người tham gia vào ban chấp hành khóa mới, đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên (nếu có) và cung cấp lý lịch trích ngang từng người. Danh sách đề cử người tham gia ban chấp hành khóa mới của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên phải nhiều hơn mười phần trăm (10%) so với số lượng ủy viên ban chấp hành do đại hội quyết định.

- Các đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị có quyền đề cử người là đại biểu đại hội, hội nghị, hoặc đoàn viên công đoàn không phải là đại biểu đại hội, hội nghị vào ban chấp hành.

- Trường hợp người được đề cử vào ban chấp hành không phải là đại biểu chính thức của đại hội thì người giới thiệu có trách nhiệm cung cấp cho đại hội sơ yếu lý lịch người mình giới thiệu, có nhận xét của công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt và nhất thiết phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được giới thiệu.

- Người được đề cử để bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị.

- Việc ứng cử, đề cử của đoàn viên công đoàn là đảng viên thực hiện theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

- Mục 8.12. Công tác bầu cử.

a. Danh sách bầu cử.

Đoàn chủ tịch đại hội có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đầy đủ danh sách đề cử, ứng cử, người xin rút khỏi danh sách và ý kiến của đoàn chủ tịch cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách đề cử, ứng cử để đại hội thảo luận. Danh sách bầu cử được đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.

b. Ban bầu cử.

Ban bầu cử gồm những đại biểu chính thức trong đại hội không có tên trong danh sách bầu cử, do đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu để đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.

Ban bầu cử có nhiệm vụ sau:

- Phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử, hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu. Kiểm tra thùng phiếu trước khi bỏ phiếu và niêm phong thùng phiếu.

Kiểm phiếu (ban bầu cử không phải đếm số phiếu bầu trước đại hội), lập biên bản kiểm phiếu và thông qua biên bản kiểm phiếu trong ban bầu cử, công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử trước đại hội; niêm phong phiếu bầu chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội.

- Nếu kiểm phiếu bằng các phương tiện kỹ thuật, ban bầu cử được sử dụng một số kỹ thuật viên không phải là đại biểu đại hội. Ngoài các thành viên ban bầu cử, các kỹ thuật viên và đại diện của công đoàn cấp trên giám sát việc kiểm phiếu, ban bầu cử không được phép cho người không có nhiệm vụ vào khu vực kiểm phiếu.

- Mục 8.13. Phiếu bầu.

a. Thể thức của phiếu bầu cử:

- Phiếu bầu cử phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có tên trong danh sách bầu cử do đại hội thông qua, xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt đối với toàn bộ danh sách bầu cử hoặc theo khối công tác. Trong trường hợp bầu số lượng ít và được đại hội nhất trí thì có thể dùng phiếu bầu viết tay.

- Phiếu bầu cử phải được đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập ở góc trái phía trên.

Phiếu bầu cử của công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên không có con dấu được sử dụng con dấu của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Trường hợp đặc biệt, nếu công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên ở xa, không thể đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có chữ ký của trưởng ban bầu cử ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

b. Phiếu bầu hợp lệ:

Là phiếu bầu do ban bầu cử phát ra theo thể thức nêu tại điểm a, mục 8.13.

Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội biểu quyết thông qua.

c. Phiếu không hợp lệ gồm những trường hợp sau:

- Phiếu bầu cử không đúng thể thức được nêu trong nguyên tắc, thể lệ bầu cử của ban bầu cử và không do ban bầu cử phát ra.

- Phiếu không đóng dấu của ban chấp hành theo quy định.

- Phiếu gạch hết tên trong danh sách bầu ở phiếu in sẵn, hoặc không ghi tên ai ở phiếu viết tay.

- Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội biểu quyết.

- Phiếu bầu ghi tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội thông qua.

- Phiếu bầu có đánh dấu riêng, hoặc gạch từ hai màu mực trở lên.

- Phiếu bầu bị rách rời, nhàu nát.

- Phiếu bầu viết tay không ghi tên, chỉ ghi họ, tên đệm (chữ lót), chức vụ, đơn vị công tác. Trường hợp danh sách bầu cử do đại hội thông qua có nhiều người trùng tên mà phiếu bầu chỉ ghi tên, không ghi họ, tên đệm, chức vụ, đơn vị công tác.

d. Một số trường hợp lưu ý khi kiểm phiếu:

- Trường hợp số phiếu do ban bầu cử thu về nhiều hơn số phiếu do ban bầu cử phát ra, thì ban bầu cử phải báo cáo ngay với đoàn chủ tịch đại hội để báo cáo đại hội và hủy kết quả bầu cử để thực hiện bầu lại.

- Đối với phiếu bầu in sẵn, những trường hợp sau được tính là phiếu không gạch:

+ Gạch phía dưới hoặc phía trên họ và tên.

+ Gạch họ và tên đệm, không gạch tên.

+ Gạch chức vụ, đơn vị công tác, không gạch họ và tên.

- Đối với phiếu bầu viết tay, những trường hợp sau được tính là phiếu bầu:

+ Phiếu ghi đầy đủ họ và tên người trong danh sách bầu cử do đại hội thông qua, không ghi chức vụ, đơn vị công tác.

+ Phiếu bầu chỉ ghi tên, không ghi họ, tên đệm, chức vụ, đơn vị công tác trong trường hợp danh sách bầu cử do đại hội thông qua không có người trùng tên.

đ. Quản lý phiếu bầu.

Phiếu bầu xong phải được niêm phong để lưu trữ trong 6 tháng. Trong trường hợp cần thiết phải mở niêm phong phiếu bầu, chỉ ban chấp hành hoặc ban thường vụ (Đoàn Chủ tịch) có quyền mở niêm phong. Sau 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử, ban thường vụ (Đoàn Chủ tịch), hoặc ban chấp hành quyết định cho hủy phiếu.

- Mục 8.14. Kết quả bầu cử.

Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về.

- Trường hợp số người có số phiếu quá một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội biểu quyết, thì người trúng cử được lấy theo thứ tự, từ người có số phiếu cao, đến người có số phiếu thấp hơn cho đến khi đủ số lượng.

- Trường hợp có nhiều người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ngang nhau mà chỉ cần lấy một hoặc một số người cho đủ số lượng cần bầu, thì phải xin ý kiến đại hội quyết định bầu tiếp trong số những người có số phiếu ngang nhau để chọn người có số phiếu cao hơn, trong trường hợp này không cần phải đạt số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về. Trường hợp bầu lần thứ hai mà số phiếu vẫn ngang nhau thì việc có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.

- Trường hợp số người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ít hơn số lượng cần bầu, thì đại hội thảo luận và quyết định bầu tiếp cho đủ số lượng ban chấp hành, hoặc không bầu mà lấy số lượng đã trúng cử (ít hơn số lượng đại hội đã quyết định).

 

- Mục 9.4. Bổ sung ủy viên ban chấp hành công đoàn.

Trường hợp bổ sung khi khuyết ủy viên ban chấp hành, hoặc cần bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành vượt quá số lượng đã được đại hội thông thông qua, thì ban chấp hành công đoàn cấp đó phải đề nghị bằng văn bản lên công đoàn cấp trên trực tiếp và phải được sự đồng ý bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp.

Trình tự bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành:

- Công bố văn bản của công đoàn cấp trên đồng ý cho bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành.

- Tiến hành bầu cử theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử.

Người đã thôi tham gia ban chấp hành thì không tham gia bầu cử bổ sung ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Người được bầu bổ sung ban chấp hành có quyền ứng cử, đề cử và biểu quyết ngay sau khi công bố trúng cử ban chấp hành.

 

- Mục 11. Bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ) theo Điều 15.

11.1. Sau khi công bố kết quả bầu cử ban chấp hành mới, đoàn chủ tịch đại hội chỉ định một đồng chí trong ban chấp hành làm triệu tập viên để triệu tập hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành. Triệu tập viên có nhiệm vụ điều hành hội nghị ban chấp hành để bầu đoàn chủ tịch hội nghị hoặc chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành có nhiệm vụ bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ), bầu chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành cần được tiến hành trong thời gian đại hội. Trường hợp chưa tổ chức được hội nghị lần thứ nhất trong thời gian đại hội thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc đại hội, triệu tập viên phải triệu tập hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất để bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ). Trong thời gian chưa tổ chức được hội nghị lần thứ nhất để bầu các chức danh trong ban chấp hành thì đồng chí triệu tập viên do đại hội chỉ định trực tiếp điều hành công việc của ban chấp hành khóa mới.

 

11.2. Bầu chủ trì hội nghị ban chấp hành.

- Hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất cử người chủ trì (nếu ban chấp hành có dưới 15 người), cử đoàn chủ tịch hội nghị (nếu ban chấp hành có từ 15 người trở lên) và thư ký hội nghị bằng biểu quyết giơ tay. Trường hợp đại hội CĐCS bầu trực tiếp chủ tịch, thì chủ tịch sẽ là người triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người chủ trì, hoặc đoàn chủ tịch báo cáo để hội nghị thông qua chương trình làm việc và điềuhành hội nghị. Hội nghị ban chấp hành thảo luận và quyết định số lượng, cơ cấu của Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ) và ủy ban kiểm tra. Việc ứng cử, đề cử, bầu cử Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ) phải thực hiện theo đúng trình tự, nguyên tắc và thể lệ như bầu cử ban chấp hành.

11.3. Trình tự bầu.

- Bầu Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ) trong số ủy viên ban chấp hành.

- Đối với đại hội CĐCS đã bầu trực tiếp chủ tịch, thì chủ tịch được tính trong tổng số ủy viên ban thường vụ và không phải bầu lại.

- Bầu chủ tịch trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ).

- Bầu phó chủ tịch trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ).

- Bầu ủy ban kiểm tra.

- Bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số các ủy viên ủy ban kiểm tra.

11.4. Bầu trực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn tại đại hội thực hiện như sau: Khi có quá một phần hai (1/2) số thành viên dự đại hội yêu cầu bầu trực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn tại đại hội thì đoàn chủ tịch đại hội báo cáo công đoàn cấp trên và thực hiện trình tự, thủ tục bầu cử như bầu cử ban chấp hành.

11.5. Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ), chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra có trách nhiệm điều hành công việc ngay sau khi được bầu; chủ tịch công đoàn, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra được ký các văn bản theo chức danh sau khi được bầu và nhận bàn giao từ Đoàn Chủ tịch (ban thường vụ), ủy ban kiểm tra khóa trước trong thời hạn 15 ngày.

11.6. Công nhận kết quả bầu cử.

Sau đại hội, ban thường vụ, hoặc ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) khóa mới phải báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp để công nhận kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Đối với cấp Tổng Liên đoàn sau đại hội, đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn mới được bầu được quyền ký quyết định công nhận kết quả bầu cử Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.

Các văn bản báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp để công nhận kết quả bầu cử gồm:

- Công văn đề nghị công nhận kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Biên bản bầu ban chấp hành, biên bản hội nghị ban chấp hành bầu ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, biên bản hội nghị ủy ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Danh sách trích ngang ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn gồm: Họ và tên, tuổi, giới tính, chức vụ và đơn vị công tác, dân tộc, trình độ (chính trị, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ).

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định công nhận. Sau đại hội, nếu phát hiện có sự vi phạm về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì công đoàn cấp trên có quyền bác bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của ban chấp hành cấp dưới, chỉ đạo tiến hành bầu lại; nếu thấy có một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không đảm bảo nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn quy định thì công đoàn cấp trên có quyền không công nhận một hoặc một số chức danh đó.

 

- Mục 28.1. Ủy ban kiểm tra các cấp được thành lập từ công đoàn cơ sở trở lên, do ban chấp hành cùng cấp bầu, gồm một số ủy viên ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành.

- Mục 28.6. Bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

a. Bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, trong số ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn.

b. Trường hợp hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành cùng cấp đã quyết định số lượng, cơ cấu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra phải triệu tập hội nghị lần thứ nhất của ủy ban kiểm tra để bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

c. Trường hợp bầu bổ sung phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra vượt quá số lượng do hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định phải được sự đồng ý bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp.

- Mục 28.7. Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn công nhận. Khi điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang làm công tác khác phải báo cáo và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.

- Mục 28.8. Bầu bổ sung, cho thôi ủy viên ủy ban kiểm tra:

a. Khi khuyết ủy viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thì ủy ban kiểm tra báo cáo ban chấp hành cùng cấp và tiến hành thực hiện quy trình bầu bổ sung.

b. Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, nếu là ủy viên ủy ban kiểm tra khi chuyển công tác không làm công tác kiểm tra thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra.

c. Thôi tham gia và bầu bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp thực hiện như thôi tham gia và bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn các cấp.

 

5. Kỷ luật cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn; quy định bãi miễn nhiệm cán bộ công đoàn

- Điều 44. Kỷ luật

1. Đoàn viên, cán bộ Công đoàn, tổ chức, tập thể Ban Chấp hành, tập thể Ban Thường vụ Công đoàn các cấp, nếu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật công khai, chính xác và kịp thời.

2. Hình thức xử lý kỷ luật:

a. Đối với tổ chức, tập thể Ban Chấp hành, tập thể Ban Thường vụ Công đoàn các cấp: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

b. Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

c. Đối với cán bộ Công đoàn không chuyên trách: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của Công đoàn).

d. Đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.

3. Thẩm quyền thi hành kỷ luật:

a. Việc khai trừ đoàn viên do tổ Công đoàn hoặc tổ Nghiệp đoàn đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn xem xét quyết định. Trường hợp đặc biệt do Công đoàn cấp trên quyết định. Đoàn viên bị kỷ luật khai trừ, sau khi đã sửa chữa khuyết điểm nếu có nguyện vọng thì được xét gia nhập lại Công đoàn.

b. Việc thi hành kỷ luật một Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cấp nào do Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó xét và đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định. Thi hành kỷ luật Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.

c. Việc thi hành kỷ luật tổ chức, tập thể Ban Chấp hành, tập thể Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp xét và quyết định.

d. Việc thi hành kỷ luật Ủy ban Kiểm tra hay các ủy viên Ủy ban Kiểm tra áp dụng hình thức kỷ luật như đối với tập thể Ban Chấp hành và Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp.

- Mục 31. Kỷ luật đối với tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn theo Điều 44.

31.1. Kỷ luật một tổ chức công đoàn và cán bộ, đoàn viên công đoàn phải được xem xét tập thể, dân chủ và công khai.

31.2. Kỷ luật cán bộ công đoàn:

a. Cán bộ công đoàn tham gia giữ chức vụ nhiều cấp công đoàn khi vi phạm kỷ luật thì do công đoàn cấp trên trực tiếp cao nhất quyết định.

b. Cán bộ công đoàn chuyên trách không giữ chức vụ bầu cử, nếu vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của pháp luật.

31.3. Kỷ luật đoàn viên vi phạm Điều lệ do hội nghị tổ công đoàn đề nghị, ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét quyết định khi: Trong một năm đoàn viên bỏ họp 50% số kỳ họp; không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.

31.4. Hồ sơ đề nghị kỷ luật gồm:

- Văn bản đề nghị và biên bản hội nghị tổ công đoàn hoặc ban chấp hành công đoàn cấp đề nghị.

- Bản tự kiểm điểm của tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật.

- Các quyết định xử lý hình thức kỷ luật khác của cá nhân khi vi phạm pháp luật (nếu có).

31.5. Công nhận đoàn viên đã sửa chữa khuyết điểm: Sau 3 tháng kể từ khi có quyết định kỷ luật, đoàn viên bị kỷ luật có tiến bộ, có nguyện vọng trình bày rõ quá trình sửa chữa khuyết điểm của cá nhân trước tổ công đoàn. Tổ công đoàn đề nghị ban chấp hành CĐCS xem xét. Hội nghị ban chấp hành công đoàn xem xét và công nhận bằng văn bản (cấp nào ra quyết định kỷ luật cấp đó xem xét xóa quyết định kỷ luật).

31.6. Xem xét kỷ luật và chấp hành kỷ luật.

- Xem xét quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật phải thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trường hợp bỏ phiếu nếu không đủ trên 50% (trên 50% tính theo tổng số phiếu thu về) số phiếu tán thành kỷ luật hoặc hình thức kỷ luật thì phải báo cáo đầy đủ kết quả bỏ phiếu lên công đoàn cấp trên để xem xét giải quyết. Tổ chức công đoàn có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật, phải kịp thời công bố hoặc ủy quyền cho cấp dưới công bố, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết định.

- Đối với tổ chức, cán bộ, đoàn viên vi phạm không thuộc thẩm quyền của cấp mình thì báo cáo và đề nghị cấp công đoàn có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật. Nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại, nhưng khi chưa được tổ chức công đoàn có thẩm quyền giải quyết vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật đã công bố.

- Trường hợp công đoàn cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức hình thức kỷ luật, kỷ luật oan, sai thì công đoàn cấp trên phải xem xét giải quyết theo trình tự quy định của pháp luật và xem xét trách nhiệm của công đoàn cấp đó.

- Trường hợp bị cách chức chủ tịch hoặc phó chủ tịch thì vẫn còn là ủy viên thường vụ, nếu cách chức ủy viên thường vụ thì vẫn còn ủy viên ban chấp hành; nếu cách chức ủy viên ban chấp hành thì đương nhiên không còn là chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ. Nếu bị kỷ luật khai trừ đoàn viên công đoàn thì đương nhiên không còn là cán bộ công đoàn.

- Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

- Thời hạn xử lý kỷ luật từ khi phát hiện hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật không quá 02 tháng, trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.

6. Việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của công đoàn các cấp

- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các Cơ quan Nhà nước, Cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập

1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Vận động đoàn viên và người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.

3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong Cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý Cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

6. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Nhà nước

1. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nghĩa vụ của người lao động; vận động người lao động chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức các hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc; đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng điều lệ hoạt động, các nội quy, quy chế, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng, ký kết quy chế phối hợp hoạt động với Giám đốc doanh nghiệp.

3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và Giám đốc doanh nghiệp; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, người lao động; tham gia với Giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của đoàn viên, người lao động; vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội, tương trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

4. Giám sát việc thi hành pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Công đoàn, đoàn viên, người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp; phát động, phối hợp tổ chức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp.

5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

6. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

1. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

2. Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Đại diện cho tập thể lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất kinh doanh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

4. Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động và Công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; tham gia xây dựng các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.

5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

6. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động thành viên, người lao động thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Nghị quyết Đại hội thành viên và điều lệ hợp tác xã.

2. Đại diện người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động (không phải là thành viên) giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Giám sát Hội đồng Quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân phối thu nhập, lợi nhuận đối với thành viên;

3. Tham gia với Hội đồng Quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống, phúc lợi của thành viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở về tổ chức và Lãnh đạo đình công; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong hợp tác xã; vận động thành viên và người lao động tham gia các hoạt động, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.

4. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

5. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động người lao động thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến người lao động, nội quy, quy chế, điều lệ của đơn vị và nghĩa vụ của người lao động.

2. Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động với người đứng đầu đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng của đơn vị có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; cùng với người đứng đầu đơn vị xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; phối hợp tổ chức các phong trào thi đua; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ nhau trong công tác và khi gặp khó khăn.

3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động với người đứng đầu đơn vị nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Phối hợp với người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, Hội nghị người lao động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thay mặt người lao động thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện nội quy, quy chế, điều lệ của đơn vị, các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;

5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

6. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Nghiệp đoàn

1. Tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa.

2. Đại diện cho đoàn viên Nghiệp đoàn quan hệ với chính quyền địa phương và Cơ quan chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.

3. Đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và đời sống. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

4. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Nghiệp đoàn vững mạnh.

5. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

 - Điều 24. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Mục 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn giáo dục huyện:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về định hướng phát triển ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các mục tiêu, kế hoạch giáo dục - đào tạo, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong ngành.

c. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

d. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động trong ngành (bao gồm cả ngoài công lập).

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở trường học, đơn vị trực thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

- Điều 25. Công đoàn ngành địa phương

+ Mục 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai các chủ trương, Nghị quyết của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo của ngành.

c. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong ngành; hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật; đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền. Đại diện cho người lao động của ngành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

d. Phát triển đoàn viên và Công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế thuộc ngành, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

đ. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Điều 26. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện)

+ Mục 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động huyện:

a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

b. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, Cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

đ. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

e. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Điều 30. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố

+ Mục 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b. Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Tham gia với cấp ủy Đảng, Cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.

c. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động trong các Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

d. Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn các khu công nghiệp, Công đoàn Tổng Công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Điều lệ này.

Phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương và tương đương đóng trên địa bàn.

đ. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc các Công đoàn cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố những nội dung sau đây:

- Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trong các vụ án về lao động và Công đoàn khi người lao động yêu cầu.

e. Tổ chức, vận động đoàn viên và người lao động rèn luyện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của Công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

g. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

h. Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội các Công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh.

i. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1. Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của Công đoàn nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn toàn quốc và các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp Công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận Công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động Công đoàn.

2. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến tổ chức Công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động; tham gia các ủy ban quốc gia, hội đồng quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.

3. Phối hợp với các Cơ quan của Đảng, Cơ quan Nhà nước, để bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phối hợp với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở Trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội trong đoàn viên và người lao động.

4. Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, chức danh cán bộ Công đoàn; Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và chính sách cán bộ; bố trí cán bộ chuyên trách Công đoàn theo phân cấp quản lý.

5. Chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của Công đoàn các cấp.

6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

7. Thông qua quyết toán, dự toán ngân sách hằng năm, quyết định các chủ trương biện pháp quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn.

 

7. Công đoàn Giáo dục cấp huyện

- Điều 24. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công đoàn giáo dục huyện) do Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập hoặc giải thể sau khi có sự đồng ý của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn giáo dục huyện là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan phòng giáo dục, các trường học (công lập và ngoài công lập), đơn vị thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý.

3. Công đoàn giáo dục huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động huyện và sự chỉ đạo phối hợp về ngành của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn giáo dục huyện:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về định hướng phát triển ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các mục tiêu, kế hoạch giáo dục - đào tạo, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong ngành.

c. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

d. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động trong ngành (bao gồm cả ngoài công lập).

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở trường học, đơn vị trực thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

- Mục 20.3. Công đoàn giáo dục huyện theo Điều 24 trực tiếp quản lý, chỉ đạo các công đoàn cơ sở:

- Công đoàn cơ sở cơ quan phòng giáo dục huyện.

- Công đoàn cơ sở ở các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học, trung học cơ sở và các đơn vị trực thuộc phòng giáo dục huyện.

 

8. Công đoàn ngành địa phương

- Điều 25. Công đoàn ngành địa phương

1. Công đoàn ngành địa phương do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và trực tiếp chỉ đạo; chịu sự chỉ đạo phối hợp của Công đoàn ngành Trung ương.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành địa phương là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Công đoàn ngành địa phương quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc ngành, theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai các chủ trương, Nghị quyết của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo của ngành.

c. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong ngành; hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật; đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền. Đại diện cho người lao động của ngành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

d. Phát triển đoàn viên và Công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế thuộc ngành, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

đ. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Mục 20.4. Công đoàn ngành địa phương theo Điều 25:

a. Công đoàn ngành địa phương trực tiếp quản lý, chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc ngành tại địa phương.

b. Không thành lập công đoàn ngành địa phương khi không có công đoàn ngành trung ương.

c. Công đoàn viên chức tỉnh, thành phố:

Công đoàn viên chức tỉnh, thành phố là công đoàn ngành địa phương, tập hợp cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm việc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các ban của Đảng; cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp tỉnh, thành phố; cơ quan của các sở thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, nơi không có công đoàn ngành địa phương.

 

9. Công đoàn ngành trung ương và tương đương; công đoàn các tập đoàn kinh tế nhà nước, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

- Điều 31. Công đoàn ngành Trung ương

1. Công đoàn ngành trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành.

Trường hợp trong một bộ có nhiều Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện theo quy định Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành Trung ương là đoàn viên, người lao động trong Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành.

Công đoàn ngành Trung ương trực tiếp quản lý và chỉ đạo Công đoàn Cơ quan Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty và tương đương thuộc bộ, ngành, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành Trung ương:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

b. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành.

c. Nghiên cứu tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của ngành:

- Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động trong ngành.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, Bảo hộ Lao động, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chông lãng phí.

- Đại diện cho người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể ngành.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách thuộc ngành, nghề; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động; kiến nghị với Cơ quan Nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

- Phối hợp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

d. Nghiên cứu đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc Công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo Đại hội các Công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp.

đ. Hướng dẫn, chỉ đạo Công đoàn cấp dưới:

- Triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, Nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành Trung ương.

- Tham gia quản lý, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

e. Chủ động phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các Công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung: Chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thông ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cùng ngành.

g. Chủ động phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của ngành đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

h. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

i. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Mục 22. Tổ chức và hoạt động công đoàn ngành trung ương và tương đương theo Điều 31.

22.1. Công đoàn ngành Trung ương trực tiếp chỉ đạo công đoàn cơ quan bộ, công đoàn tổng công ty và cấp tương đương (công đoàn đại học quốc gia, đại học vùng, công đoàn cục, tổng cục,...) và các công đoàn cơ sở các đơn vị trực thuộc bộ.

22.2. Hoạt động công đoàn trong một bộ có công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Trong một bộ có nhiều công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thì công đoàn ngành Trung ương có đại diện tham gia ban cán sự đảng bộ được quyền đại diện để tham gia với lãnh đạo bộ. Việc phối hợp hoạt động giữa các công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trong cùng một bộ trực thuộc Tổng Liên đoàn được thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

22.3. Công đoàn Viên chức Việt Nam:

Công đoàn Viên chức Việt Nam là công đoàn ngành Trung ương, tập hợp cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị trực thuộc các ban của Đảng; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ nơi không có công đoàn ngành Trung ương.

 

10. Tổ chức và hoạt động công đoàn của tập đoàn kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh

- Điều 28. Công đoàn Tổng Công ty

1. Công đoàn Tổng Công ty (bao gồm các tập đoàn kinh tế Nhà nước) tập hợp đoàn viên và người lao động trong các cơ sở của Tổng Công ty.

2. Tổng Công ty do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập thì tổ chức Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo trực tiếp.

3. Tổng Công ty do Bộ, Ngành Trung ương thành lập thì tổ chức Công đoàn do Công đoàn ngành Trung ương thành lập và chỉ đạo trực tiếp.

4. Tổng Công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập thì việc thành lập tổ chức Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập và chỉ đạo trực tiếp hoặc phân cấp quản lý.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn Tổng Công ty:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng Công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong Tổng Công ty.

c. Phối hợp với Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị người lao động; đại diện cho đoàn viên và người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với tổng Giám đốc phù hợp với các quy định của pháp luật, tham gia các hội đồng của tổng công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến đoàn viên, người lao động. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

d. Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở và đơn vị trực thuộc tham gia quản lý; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở, đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác cán bộ theo sự phân cấp của Công đoàn cấp trên, chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

e. Phối hợp với Liên đoàn Lao động địa phương, Công đoàn các khu công nghiệp đối với Công đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở thành viên của Tổng Công ty đóng tại địa phương, hoặc khu công nghiệp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quy định tại điểm đ, khoản 4, Điều 30 Điều lệ này.

g. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

 

- Mục 21. Thành lập và chỉ đạo công đoàn các tổng công ty theo khoản 4, Điều 28.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập, hoặc giải thể, chỉ đạo trực tiếp một số công đoàn tổng công ty, khi có đủ các điều kiện sau:

- Có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

- Có từ 20.000 đoàn viên trở lên.

- Có từ 30 Công đoàn cơ sở trở lên.

 

11. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở có đông đoàn viên; doanh nghiệp có nhiều chi nhánh đóng tại nhiều tỉnh, thành phố

- Điều 16. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở

1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:

a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

b. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

2. Hình thức tổ chức Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn:

a. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không có Tổ Công đoàn, Tổ Nghiệp đoàn.

b. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn có Tổ Công đoàn, Tổ Nghiệp đoàn.

c. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn có Công đoàn bộ phận, Nghiệp đoàn bộ phận.

d. Công đoàn cơ sở có Công đoàn cơ sở thành viên.

3. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động, Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể.

 

- Mục 12. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở theo Điều 16 thực hiện như sau:

12.1. Tổ chức cơ sở của công đoàn là nền tảng của tổ chức công đoàn.

a. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện:

- Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

- Có tư cách pháp nhân.

b. Được phép thành lập công đoàn cơ sở ghép trong những trường hợp sau:

- Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;

- Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ.

- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, có tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có cơ cấu tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.

12.2. Nghiệp đoàn do liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành địa phương quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động.

12.3. Công đoàn cơ sở thành viên do công đoàn cơ sở quyết định thành lập sau khi được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý. Công đoàn cơ sở chỉ đạo toàn diện đối với công đoàn cơ sở thành viên và phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cơ sở thành viên. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thành viên gồm:

- Là tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cách pháp nhân không đầy đủ đang chịu sự chi phối trực tiếp của doanh nghiệp, đơn vị có công đoàn cơ sở.

- Công đoàn cơ sở có nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở thành viên.

b. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn có các đơn vị công tác, sản xuất khác nhau nếu cần thiết thì thành lập công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn chỉ đạo hoạt động và phân công nhiệm vụ. Tổ công đoàn do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên, hoặc công đoàn bộ phận thành lập và chỉ đạo hoạt động.

 

 

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top