LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN
CÔNG ĐOÀN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số:03/HD-CĐN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 15 tháng 3 năm 2017
|
|
HƯỚNG DẪN
Thực hiện chủ đề năm 2017 “ Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn”
Căn cứ Hướng dẫn số 05 /HD-LĐLĐ ngày 15/3/2017 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về thực hiện chủ đề năm 2017 “ Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn”; Ban Thường vụ Công đoàn ngành hướng dẫn công đoàn cơ sở triển khai thực hiện “ Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn” với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Hướng các hoạt động của tổ chức Công đoàn trong năm 2017 mang lại lợi ích thiết thực nhiều hơn cho người lao động là đoàn viên công đoàn, tạo sự khác biệt rõ nét so với người lao động chưa là đoàn viên công đoàn.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên và hiệu quả hoạt động công đoàn nhằm xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh để thu hút người lao động tự giác gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Mội công đoàn cơ sở phải đề ra được hoạt động cụ thể, thiết thực trong năm 2017 “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn” cho đoàn viên công đoàn.
2. Yêu cầu: Các hoạt động chăm lo lợi ích cho đoàn viên công đoàn phải cụ thể, thiết thực, tránh hình thức.
II. CÁC LỢI ÍCH CƠ BẢN CỦA ĐOÀN VIÊN, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Chăm lo lợi ích vật chất cho đoàn viên thông qua:
1.1.Thông qua tham gia xây dựng chính sách pháp luật.
Trong tham gia xây dựng chính sách pháp luật, nhất là các chính sách có liên quan đến người lao động nói chung, trong đó có đoàn viên công đoàn, cần chú ý đề xuất những quy định có lợi hơn cho người lao động là đoàn viên công đoàn. Chú trọng đề xuất chính sách tiền lương, tiền thưởng, các chính sach bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
1.2. Thông qua thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Công đoàn cơ sở chủ động đề xuất, thương lượng đưa vào Thỏa ước Lao động tập thể những điều khoản có lợi cho người lao động so với quy định của pháp luật về lao động, trong đó có điều, khoản quy định ưu tiên hơn đối với đoàn viên công đoàn so với người lao động chưa là đoàn viên công đoàn.
1.3. Thông qua đối thoại, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Chủ động đề xuất với người lao động tổ chức đối thoại; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đoàn viên công đoàn để chuẩn bị nội dung đối thoại, phân loại nội dung ưu tiên đối thoại;
- Tham gia có trách nhiệm trong xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, đon vị doanh nghiệp, nhất là những quy định liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động, như: Nội quy lao động, Quy chế tiền lương, tiền thưởng, Quy chế thi đua, khen thưởng, Quy chế sử dụng quỹ phúc lợi; Quy chế đào tạo nâng cao trình độ, Quy chế tuyển dụng v.v…
1.4. Thực hiện “Chương trình phúc lợi cho đoàn viên”.
Trên cơ sở các Thỏa Thuận hợp tác mà Tổng Liên đoàn đã ký kết với các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp (đối tác), Công đoàn chủ động phối hợp với các đối tác triển khai; đồng thời chủ động làm việc với các doành nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu khác trên địa bàn, thương lượng, ký kết thỏa thuận hợp tác mới ở cấp mình.
Những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đoàn viên, các cấp Công đoàn cần tập trung thương lượng, ký kết với các doanh nghiệp tại địa phương để mang lại lợi ích cho đoàn viên như: Các sản phấm lương thực, thực phẩm, các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, hàng gia dụng, điện tử; các dịch vụ đi lại, nghỉ ngơi, khám chữa bệnh, thể dục, thể thao, văn hóa, thiết bị đồ dùng học tập cho con đoàn viên công đoàn.
1.5. Thông qua các cơ sở vật chất hiện có của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Việt Nam có nhiều cơ sở du lịch, văn hóa, thể thao, dạy nghề … đang hoạt động, gồm: Các Khách sạn, Nhà khách, các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa; các Trường đại học, Trường trung cấp, Trường dạy nghề và Trung tâm dạy nghề của Công đoàn; các Trung tâm tư vấn pháp luật, Nhà trẻ, mẫu giáo của Công đoàn… Vì vậy, các cơ sở vật chất này cần có quy định về các ưu đãi dành cho đoàn viên công đoàn cao hơn so với đối tượng chưa là đoàn viên công đoàn.
1.6. Thông qua hoạt động xã hội, từ thiện của Công đoàn.
Các hoạt động xã hội của Công đoàn bao gồm: Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn”, cho vay vốn giải quyết việc là thông qua các Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động nghèo tự tạo việc làm; hoạt động hỗ trợ con người lao động thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam; các hoạt động thăm hỏi, trợ giúp thông qua các Quỹ xã hội từ thiện, Quỹ Tấm Lòng Vàng của tổ chức Công đoàn.
Hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn cần tập trung trước hết dành cho đoàn viên công đoàn, sau mới đến các đối tượng khác cùng hoàn cảnh.
2. Chăm lo lợi ích tinh thần, quyền lợi chính trị cho đoàn viên.
2.1. Lợi ích tinh thần cho đoàn viên công đoàn là việc đoàn viên công đoàn tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; hoạt động thăm quan, nghỉ mát, vui chơi, giải trí.
Khi công đoàn tổ chức các hoạt động cần chú ý ưu tiên đối tượng là đoàn viên công đoàn, chồng hoặc vợ và con đoàn viên công đoàn được ưu tiên tham gia trước; đối với các hoạt động tinh thần nêu trên phải đóng phí, cồng đoàn cần có cơ chế, chính sách miễn, giảm đối với đoàn viên công đoàn.
2.2. Đảm bảo các quyền lợi chính trị cho đoàn viên công đoàn, nhất là tạo điều kiện cho đoàn viên có nhiều cơ hội học tập, nâng cao trình độ chính trị; công đoàn chủ động bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú để Đảng xem xét kết nạp; công đoàn chủ động có ý kiến đề xuất với cấp ủy, người sử dụng lao động xem xét, bố trí đề bạt chức danh lãnh đạo, quản lý là đoàn viên công đoàn khi đang có sự cân nhắc lựa chọn giữa các đối tượng khác nhau trong đó có đoàn viên công đoàn.
2.3. Tạo điều kiện và cơ hội cho đoàn viên công đoàn được tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; thu hút đoàn viên tham gia các phong trào thi đua do công đoàn tổ chức, nhất là phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, từ đó mở ra cơ hội thăng tiến cho đoàn viên công đoàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2. Ban thường vụ, thường trục công đoàn ngành:
- Trên cơ sở hướng đẫn của công đoàn cấp trên, Ban hành hướng dẫn, cụ thể hóa nội dung “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn” phù hợp với thực tế hoạt động của công đoàn cơ sở trong ngành; phổ biến, triển khai hướng dẫn đến các công đoàn cơ sở; tổ chức các hoạt động phối hợp hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện các nội dung của hướng dẫn, xem xét ký kết các thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho đoàn viên công đoàn ở đơn vị mình.
- Tổng hợp, báo cáo từ cơ sở kết quả thực hiên “Năm vì lợi ích đoàn viên”
3. Công đoàn cơ sở:
- Bằng các hình thức, tuyên truyền, phổ biến đến Tổ Công đoàn và đoàn viên công đoàn những lợi ích cơ bản của đoàn viên trong hướng dẫn này.
- Tổ chức thương lượng, đối thoại, ký kết Thỏa ước Lao động tập thể, tham gia xây dựng các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với những nội dung có lợi hơn cho người lao động là đoàn viên công đoàn.
- Hướng dẫn cho đoàn viên công đoàn để đoàn viên được thụ hưởng lợi ích sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi mà tổ chức công đoàn mang lại thông qua các thỏa thuận đã ký kết với đối tác.
- Thống kê, báo cáo những lợi ích mà đoàn viên công đoàn được hưởng trong “Năm vì lợi ích đoàn viên” gửi về công đoàn ngành để tổng hợp.
- Tăng cường quản lý, đánh giá, phân loại đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên công đoàn.
Ban Thường vụ Công đoàn ngành yêu cầu các công đoàn cơ sở trong ngành nghiêm túc triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh về công đoàn ngành để có hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận: TM. BAN THƯỜNG VỤ
- Ban CSPL Liên đoàn; CHỦ TỊCH
- Thường trực Đảng ủy Sở;
- Thường trực CĐN; đã ký
- Công đoàn cơ sở (thực hiện);
- Lưu VT..
Nguyễn Bá Mỳ