LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG BÌNH THUẬN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HÀM TÂN |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 17/CTr-LĐLĐ
|
Hàm Tân, ngày 10 tháng 11 năm 2014
|
CHƯƠNG TRÌNH
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động
huyện Hàm Tân, giai đoạn 2013-2018
Thực hiện Chương trình số 01/CTr-LĐLĐ ngày 02/04/2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận và Chương trình số 1464/CTr-TLĐ ngày 08/10/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Nâng cào trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” theo Nghị quyết đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh Bình Thuận.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Hàm Tân xây dựng Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động huyện Hàm Tân, giai đoạn 2013-2018” cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp Công đoàn, người sử dụng lao động về trách nhiệm trong việc tiếp tục tổ chức tốt phong trào học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động.
- Tuyên truyền, vận động để đoàn viên và người lao động thấy rõ việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu nhằm giữ vững và ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên và người lao động cùng với tổ chức Công đoàn trong thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; góp phần xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
- Chương trình phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong các cấp Công đoàn. Để chương trình thực sự trở thành phong trào thi đua, kích thích, cổ vũ được tinh thần vừa học, vừa làm trong cán bộ, CNVCLĐ, đòi hỏi các cấp công đoàn phải có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn cùng cấp trong việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành chương trình hành động, nội quy, quy chế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và tổ chức các phong trào, hoạt động Công đoàn tại mỗi cấp, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
II. Nội dung, chỉ tiêu thực hiện
1. Nội dung của chương trình:
- Phối hợp với Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan tuyên truyền, vận động để công nhân, lao động được phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, nhất là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ, tin học đặc biệt đối với công nhân, lao động các doanh nghiệp du lịch. Vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tự học nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm ngày càng đáp ứng với yêu cầu công việc trong tình hình mới.
- Vận động để công nhân, lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua hình thức luyện tay nghề, thi thợ giỏi. Tăng tỷ lệ công nhân, lao động có tay nghề cao ở các doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động để công nhân, lao động chưa qua đào tạo nghề tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp phù hợp yêu cầu của công việc khi được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện.
- Đẩy mạnh phong trào học tập, tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tình hình mới.
2. Chỉ tiêu thực hiện:
- Tuyên truyền, vận động từ 60% trở lên số đoàn viên và người lao động nơi có tổ chức Công đoàn tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- Hàng năm, 100% Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp phối hợp tổ chức được ít nhất 01 hoạt động nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, lao động.
- Hàng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ số đoàn viên và người lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.
- Vận động đoàn viên và người lao động tích cực học tập chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó phấn đấu nâng tỷ lệ công nhân, lao động qua đào tạo đến cuối giai đoạn 2013-2018 đạt từ 60% trở lên, đào tạo nghề từ 50% trở lên.
- Phối hợp vận động để phấn đấu đến cuối giai đoạn 2013- 2018 có 100% doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên ( nơi có thành lập CĐCS) ký kết thỏa ước lao động tập thể và trong đó, có cụ thể hóa nội dung: Người sử dụng lao động có kế hoạch hàng năm tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí, khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với công nhân, lao động thực hiện tốt việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp dưới mọi hình thức.
III. Nhiệm vụ, giải pháp.
1. Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động:
- Xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá về thực trạng, trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.
- Phân loại trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh để có giải pháp cụ thể cho từng đối tượng khác nhau.
- Từ kết quả điều tra, khảo sát làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phối hợp, những giải pháp phù hợp để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.
2. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động:
- Đẩy mạnh và kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp để người sử dụng lao động cũng như người lao động nhận thức đúng và tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện chương trình.
- Phối hợp tham gia với các ngành chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức nhiều hình thức đào tạo, học tập phù hợp phong phú, nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ có điều kiện thuận lợi tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng xã hội học tập, giáo dục ý thức tự học cho đoàn viên và người lao động, đặc biệt là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
- Tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động hàng năm, bố trí thời gian, kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để công nhân, lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; phối hợp cùng tổ chức công đoàn tại cơ sở có những hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần trong điều kiện cho phép tại cơ sở để biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trong điều kiện vừa học, vừa làm đạt thành tích cao cả trong công tác, lao động sản xuất và học tập, nhất là đối với công nhân, lao động có tinh thần cao trong việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hay, người sử dụng lao động có nhiều sáng kiến, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và phối hợp thực hiện hiệu quả Chương trình này. Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong quá trình tổ chức và thực hiện Chương trình.
3. Tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho đoàn viên và người lao động.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, đối thoại với người sử dụng lao động, gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, vừa là trách nhiệm, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của người sử dụng lao động trong thực hiện các quy định của pháp luật lao động hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho công nhân, lao động tại các doanh nghiệp.
- Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động vào nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một trong các tiêu chí để sắp xếp tổ chức, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
- Thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và thỏa ước lao động tập thể với những nội dung như: Tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tổ chức các lớp học nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại doanh nghiệp cho công nhân, lao động…
4. Phối hợp xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp với các công đoàn cơ sở liên quan nhằm thực hiện chương trình “nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động giai đoạn 2013-2018”.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình này, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động huyện Hàm Tân chưa ký kết Chương trình với các ban, ngành liên quan trong việc phối hợp, các Công đoàn cơ sở phải chủ động xây dựng Chương trình, kế hoạch để thực hiện tại cấp mình, ngành mình, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung của chương trình này. Khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các Công đoàn cơ sở trong việc chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp để có giải pháp thực hiện có hiệu quả theo nội dung của chương trình.
5. Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời cho công nhân, lao động trong các doanh nghiệp giai đoạn 2013-2018”.
- Các Công đoàn cơ sở, Công đoàn giáo dục phối hợp với cơ quan, đơn vị mình triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn huyện Hàm Tân.
- Tuyên truyền việc thực hiện Nghị Quyết số 3a/NQ-TLĐ ngày 17/02/2014 tại Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Chủ động và phối hợp cùng với các Công đoàn cơ sở ban, ngành, địa phương tham gia xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chủ trương chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 1501- CV/TU, ngày 08/02/2014 về triển khai thực hiện kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
6. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 4b/NQ-BCH, ngày 06/01/2005 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa IX về “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện của Nghị quyết, những thuận lợi, khó khăn, đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đối với đoàn viên và người lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về sự cần thiết phải học tập, coi học tập là điều kiện tiên quyết để trở thành người lao động có tri thức có văn hóa, có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng cao.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, các ban ngành, địa phương xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích và tạo động lực cho đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với Công đoàn cấp trên:
- Trên cơ sở chương trình này triển khai, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tổ chức, rà soát, thống kê số liệu về thực trạng trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động. Phối hợp với các cơ quan tổ chức tuyên truyền để thực hiện có hiệu quả theo nội dung của chương trình.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của chương trình theo từng năm, có báo cáo, rút kinh nghiệm để chỉ đạo việc triển khai thực hiện cho các năm tiếp theo giai đoạn 2013-2018 đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Hàng năm, tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu, đề ra các giải pháp, kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình này vào những năm tiếp theo; báo cáo kết quả thực hiện về Liên đoàn Lao động tỉnh theo đúng quy định.
2. Đối với các Công đoàn cơ sở, Công đoàn Giáo dục.
- Chủ động thống kê, tổng hợp, cập nhật số liệu về nhu cầu đoàn viên công đoàn, công nhân, lao động cần phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, tay nghề làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp tổ chức cho đoàn viên và người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Riêng trong năm 2014 Công đoàn cơ sở phải có kế hoạch triển khai thực hiện chương trình này tại Công đoàn cơ sở mình và phối hợp tuyên truyền nhằm triển khai thực hiện chương trình này bắt đầu từ năm 2015 trở lên.
- Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp nhằm tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích đoàn viên, người lao động tham gia theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học…để ổn định việc làm đáp ứng với yêu cầu công việc trong điều kiện mới và có thu nhập ngày càng cao.
Ban Thường vụ Liên đoàn lao động huyện Hàm Tân yêu cầu các Công đoàn cơ sở, Công đoàn Giáo dục triển khai thực hiện theo đúng nội dung chương trình này.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ |
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
- Thường trực LĐLĐ tỉnh (b/c);
- Ban CS-PL LĐLĐ tỉnh;
- Các CĐCS, CĐ Giáo dục huyện;
- Lưu VP.
|
Nguyễn Dương Duy Thanh
|