• Hàm Thuận Nam 1
  • Hàm Thuận Nam 2
  • Hàm Thuận Nam 3
Văn Bản

Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động thành phố Phan Thiết nhiệm kỳ 2013 – 2018

Số hiệu văn bản: 04/CTr-LĐLĐ

Ngày ban hành: 29/9/2014

Người đăng: ldldphanthiet

Ngày đăng: 03/11/2014

File đính kèm: nang%20cao%20ky%20nang%20nghe%20nghiep.doc

Chi tiết

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ PHAN THIẾT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập- Tự do -Hạnh phúc

Số: 04/CTr-LĐLĐ Phan Thiết, ngày 29 tháng 9  năm 2014

 

CHƯƠNG TRÌNH

Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên

và người lao động thành phố Phan Thiết nhiệm kỳ 2013 – 2018

----

 

Thực hiện Chương trình số 01/CTr-LĐLĐ ngày 02/4/2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động và căn cứ Nghị quyết Đại hội VIII Công đoàn thành phố, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố xây dựng Chương trình Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động thành phố Phan Thiết nhiệm kỳ 2013 – 2018, cụ thể như sau:                                        

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 

1. Tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp công đoàn, người sử dụng lao động về trách nhiệm trong việc tiếp tục tổ chức tốt phong trào học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và NLĐ.

2. Tuyên truyền vận động để đoàn viên và CNLĐ thấy rõ việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để giữ việc làm, nâng cao thu nhập, vừa là thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước. Xây dựng GCCN ngày càng vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.   

II. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. Nội dung Chương trình

a) Phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Lao động TB&XH, các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền, vận động để CNLĐ được phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, nhất là công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

b) Vận động để CNLĐ học tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hình thức luyện tay nghề, thi thợ giỏi. Tăng tỷ lệ CNLĐ có tay nghề cao ở các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ du lịch.

c) Tuyên truyền, vận động để CNLĐ chưa qua đào tạo nghề đang làm việc giản đơn tại các doanh nghiệp được đào tạo nghề dưới hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp hoặc bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp phù hợp công việc đang làm.

d) Đẩy mạnh phong trào học tập tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học cho CNLĐ, đặc biệt đối với công nhân lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,  CNLĐ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại đơn vị, doanh nghiệp.

2. Chỉ tiêu thực hiện

a) Tuyên truyền, vận động từ 60% trở lên số đoàn viên và người lao động nơi có tổ chức công đoàn tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Đến hết nhiệm kỳ, có ít nhất 95% CNLĐ được phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

b) Hàng năm, 100% công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp phối hợp tổ chức được ít nhất 01 hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề cho CNLĐ.  

c) Hàng năm, tiếp tục tăng tỉ lệ số CNLĐ có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.  

d) Vận động CNLĐ tích cực học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối nhiệm kỳ đạt trên 50%, đào tạo nghề trên 40%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 

1. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và Nghị quyết của tổ chức Công đoàn về công tác nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và công nhân lao động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên Trang website Liên đoàn Lao động tỉnh, bản tin công đoàn, Đài Truyền thanh Phan Thiết thông qua các Hội nghị, hội thảo, hoạt động của tổ chức công đoàn.

- Nghiên cứu và tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú nhằm khuyến khích, thu hút đoàn viên, CNLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.

- Xây dựng, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng xã hội học tập, giáo dục ý thức tự học cho CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

- Tuyên truyền, vận động người SDLĐ tổ chức các hoạt động, bố trí thời gian, kinh phí cho CNLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Xây dựng điểm các mô hình thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và NLĐ. Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong tổ chức, thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và NLĐ.

2. Tổ chức thương lượng, đối thoại với người SDLĐ về nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và NLĐ

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, đối thoại với người SDLĐ, gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ thành trách nhiệm của người SDLĐ. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho CNLĐ tại các doanh nghiệp hàng năm.

- Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ vào nội dung nghị quyết hội nghị NLĐ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, là một trong các tiêu chí để bình xét thi đua hằng năm.

- Thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vào TƯLĐ tập thể với những nội dung như: tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tổ chức các lớp học tại doanh nghiệp cho CNLĐ.

3. Xây dựng các Chương trình, Kế hoạch phối hợp với các phòng, ban liên quan nhằm thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động giai đoạn 2013 – 2018 

Chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động TB & XH, Phòng Văn hóa thông tin nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung Chương trình đề ra.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Đối với Liên đoàn Lao động thành phố

- Triển khai thực hiện các Chương trình phối hợp hoạt động và Nghị quyết 4b/NQ-TLĐ ngày 15/7/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp với các Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để tuyên truyền, tổ chức các lớp học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học cho công nhân, viên chức, lao động tại doanh nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường, cơ sở dạy nghề.

2. Đối với công đoàn cơ sở

- Thống kê, cập nhật số liệu về nhu cầu công nhân lao động cần phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, tay nghề làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức cho đoàn viên và người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Tuyên truyền, vận động công nhân lao động, đoàn viên công đoàn hăng hái tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vì việc làm, chất lượng, năng suất, thu nhập của chính đoàn viên và người lao động.

- Đối với đơn vị được chọn xây dựng điểm : Công đoàn cơ sở  Công ty cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gòn – Mũi Né chủ động phối hợp với các bộ phận của Liên đoàn Lao động thành phố, làm việc với chủ doanh nghiệp tại đơn vị để triển khai xây dựng điểm theo nội dung chương trình đề ra. 

 

 

Nơi nhận:

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

- Thường trực LĐLĐ tỉnh;

- Ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh;

- Công đoàn Giáo dục Phan Thiết;

- CĐCS, Nghiệp đoàn trực thuộc;

- Lưu.

 

 

 

 

 

Võ Huy Luận

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top