• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn bản

Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2009 - 2014

Số hiệu văn bản: 31/BC-LĐLĐ

Ngày ban hành: 30/5/2014

Người đăng: ldldbinhthuan

Ngày đăng: 16/03/2015

File đính kèm: BC%205%20nam%20Nguoi%20VN%20uu%20tien%20dung%20hang%20VN.doc

Chi tiết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

 

Số:   31/BC-LĐLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bình Thuận, ngày 30 tháng  05 năm 2014

 

BÁO CÁO

Tổng kết 05 năm thực hiện Cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2009 - 2014.

 

Thực hiện Công văn số 659/TLĐ ngày 21/5/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh báo cáo kết quả triển khai thực hiện Cuộc vận động trong tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động tỉnh Bình Thuận như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban chỉ đạo của tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 17/KH-LĐLĐ ngày 03/12/009 về tuyên truyền, tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai tới các cấp công đoàn và trong toàn thể cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trong tỉnh.

Hằng năm, thực hiện theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh. Trên cở sở đó, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp huyện, công đoàn cấp ngành triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động, nhất là đã quan tâm tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc 4 nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện Cuộc vận động theo tinh thần Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam gắn với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương có hiệu quả.

 Nhìn chung, qua 5 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, các cấp công đoàn trong tỉnh đã triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, kịp thời, thu hút được sự tham gia đông đảo của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, có sự thay đổi trong nhận thức và hành vi về ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt Nam.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI  THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG

1. Kết quả tuyên truyền về Cuộc vận động

Trên cơ sở hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh, kế hoạch, hướng dẫn của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp huyện, công đoàn cấp ngành đã xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền, chuyên môn cùng cấp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy để  thường xuyên quán triệt mục đích, ý nghĩa và nội dung Cuộc vận động đến  toàn thể cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ. Khuyến khích cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ tham gia giám sát, phát hiện việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nội dung tuyên truyền, vận động được thường xuyên lồng ghép trong các đợt sinh hoạt của các các cấp công đoàn, các đoàn thể chính trị xã hội cơ quan, đơn vị, hội nghị tập huấn… gắn thực hiện Cuộc vận động với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Thông qua công tác tuyên truyền, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đã có nhận thức trong việc ưu tiên mua sắm hàng, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt, đặc biệt các cơ quan, đơn vị khối Nhà nước, khi trang bị, mua sắm tài sản công đã ưu tiên lựa chọn những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, các doanh nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa, tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc vận động.  

2. Công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp trong thực hiện Cuộc vận động

Trong thời gian qua, các cấp công đoàn  đã thường xuyên tham gia phối hợp với các cấp, các ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tuyên truyền trong nội bộ khoảng 1.100 cuộc, thu hút  khoảng 59.000 lượt người tham gia.

Các ngành chức năng đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động khuyến mại, tập huấn khả năng kinh doanh thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trương, giúp cho doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh đã không ngừng mở rộng các kênh phân phối sản phẩm, quảng bá sản phẩm nhằm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá cả cạnh tranh với các hàng ngoại nhập, từng bước tạo lòng tin đối với người tiêu dùng. Thông qua các ngày lễ lớn, tết Nguyên Đán, nhiều tổ chức doanh nghiệp đã chủ động, tích cực tham gia bán hàng Việt Nam ở các vùng nông thôn, ở huyện đảo Phú Quý… đã tạo được sự đồng tình và hưởng ứng của toàn xã hội. Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vận động CNVCLĐ tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhằm tạo ra các sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.

 3. Kết quả  hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo Cuộc vận động

Trên cơ sở kế hoạch chung hằng năm của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, với trách nhiệm là thành viên Ban chỉ đạo, tổ chức Công đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua hội nghị Ban chấp hành, các buổi sinh hoạt công đoàn cơ sở để tuyên truyền, quán triệt về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết tổ chức Cuộc vận động, trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến 4 nhiệm vụ và các giải pháp của Cuộc vận động, thường xuyên phối hợp tuyên truyền, thông báo thời gian, địa điểm diễn ra Hội chợ thương mại nhằm thu hút cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đến tham quan, mua sắm.

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã quán triệt nội dung Cuộc vận động cho cán bộ chủ chốt công đoàn và gửi đề cương tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động cho các Liên đoàn Lao động cấp huyện, công đoàn cấp ngành để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng  nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động để Cuộc vận động đi vào cuộc sống, ngày càng thấm sâu vào ý thức tiêu dùng của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.

4. Kết quả về nhận thức và hành động của người tiêu dùng

Sau 05 năm triển khai thực hiện, chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được nâng lên với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, giá cả hợp lý. Đến nay, nhận thức và thói quen của người tiêu dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáng kể. Cuộc vận động đã tạo được bước chuyển biến tích cực và có sự lan tỏa đến trong hệ thống chính trị; cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, các tầng lớp nhân dân đã ý thức, ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Qua thời gian triển khai thực hiện Cuộc vận động, thực tế đã chứng minh, sức tiêu thụ hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh đã trở nên sôi động hơn, tâm lý tiêu dùng hàng nội đã trở thành thói quen của người dân nói chung và của CNVCLĐ nói riêng. Mức thu nhập của đoàn viên, CNVCLĐ hiện nay nhìn chung chưa cao, cuộc sống còn nhiều khó khăn, trong khi đó hàng ngoại chất lượng tốt thì giá quá đắt, một số mặt hàng giá thấp thì chất lượng không đảm bảo nên hàng Việt Nam vẫn là sự lựa chọn phù hợp của người tiêu dùng. Cùng với đó sự đa dạng hàng hóa cũng là nguyên nhân chính thu hút người tiêu dùng đối với các sản trong nước. Cụ thể, hiện nay có khoảng 85 % sản phẩm hàng hóa Việt Nam được bày bán trong các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng bách hóa, siêu thị trong tỉnh. Sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu học tập của học sinh có đến 90 % là hàng Việt Nam. Sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế chiếm trên 60% trong các bệnh viện, cơ sở y tế và tiêu dùng trong nhân dân…

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

 - Cuộc vận động đã phần nào làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất; một bộ phận lớn cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đã nhận thức được một cách cơ bản về lợi ích của việc dùng hàng nội địa, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong mua sắm, tiêu dùng ở cơ quan, đơn vị  và gia đình.

- Thông qua Cuộc vận động chất lượng hàng Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn về chất lượng và mẫu mã, lợi ích của người tiêu dùng cũng được quan tâm, đảm bảo hơn.

- Cuộc vận động đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. Tồn tại

- Cuộc vận động đã triển khai sâu rộng, nhưng chưa có tính thuyết phục và đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở.

- Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ chưa nghiêm túc thực hiện tinh thần, nội dung Cuộc vận động.

- Một số nơi thực hiện Cuộc vận động còn mang tính hình thức, riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết nên chưa phát huy hết sức mạnh toàn xã hội.

- Trong hoạt động đưa hàng về nông thôn, một số doanh nghiệp còn có tư tưởng lợi dụng khuyến mãi để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn kho, hàng quá đát… làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng; từ đó làm giảm ý nghĩa thiết thực của Cuộc vận động

3. Nguyên nhân

- Một số CĐCS chưa chủ động tham gia phối hợp trong tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động nên chưa tạo sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ về Cuộc vận động.

- Tâm lý chuộng hàng ngoại trong một bộ phận cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ vẫn còn nên có phần nào đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện Cuộc vận động.

4. Bài học kinh nghiệm

- Tuyên truyền là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động. Đây là bước đầu hình thành nhận thức chung về Cuộc vận động; từ đó định hướng hành động theo phương châm, mục đích đề ra.

- Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền qua hội nghị, các buổi tập huấn, các buổi sinh hoạt trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp …

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong 5 năm qua . Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh yêu cầu các cấp công đoàn tiếp tục  triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động trong các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tăng cường công tác vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ gương mẫu, tự giác thay đổi nhận thức và hành vi trong mua sắm tài sản công, sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày, tạo thói quen khi mua sắm, tiêu dùng; ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có chất lượng do các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và ở địa phương làm ra, góp phần thực hiện Cuộc vận động có kết quả.

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện Cuộc vận động theo tinh thần Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị.

- Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia hưởng ứng và góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động.

- Phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội chợ thương mại, thường xuyên đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, huyện đảo để phục vụ nhân dân với nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các đợt khuyến mại, giảm giá thành sản phẩm… để kích thích sản xuất và tiêu dùng.

 - Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo đề nghị của Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh.

2. Kiến nghị, đề xuất

- Hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu đang trôi nổi trên thị trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm giảm uy tín của nhà sản xuất chân chính. Đề nghị các ngành chức năng có biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nhằm răn đe, giáo dục, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

- Ngoài ra, cũng cần quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng may mặc, chế biến thực phẩm, tân dược… được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, được vay vốn ưu đãi xây dựng nhà tập thể cho công nhân lao động, để họ yên tâm làm việc, sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng./.

 

  TM. BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

-Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ VN;

-Các Ban: Tuyên giáo, Dân vận & VP Tỉnh ủy;

-Văn phòng UBND tỉnh;

-Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh (UBMTTQVN tỉnh)

-Các đơn vị thuộc Khối thi đua 7;

-Thường trực LĐLĐ tỉnh

-Đảng ủy Khối CCQ tỉnh;

-LĐLĐ cấp huyện, công đoàn cấp ngành trong tỉnh;

-Các Ban và các đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh;

-Lưu: VT, Ban TG.
Nguyễn Văn Trương

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top