• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Tin Tức

XỨNG ĐÁNG LÀ “CÔNG BỘC CỦA DÂN”

10/01/2018 19245 Đã xem

Tiếp theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

 

Có thể nói, cuộc vận động chính trị quan trọng này song hành với cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Luật phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khắc phục những biểu hiện mặt trái của kinh tế thị trường, bảo đảm cán bộ, đảng viên, công chức là “Công bộc của dân”, đảng viên và gia đình phải là tấm gương về đạo đức lối sống của xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh; gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tạo nên sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân-sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo quan niệm của Người thì nhân cách của con người là cơ sở hình thành đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Muốn là cán bộ, công chức tốt trước hết phải là người tốt, công dân tốt; người không tốt không thể trở thành cán bộ, công chức tốt. Tư cách con người gắn kết chặt chẽ với tư cách công dân và tư cách người cách mạng, vì cán bộ, công chức tuy có những tiêu chuẩn riêng nhưng không tách với công dân và con người. Chính vì lẽ đó, khi nói đến lòng yêu nước nồng nàn, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần nhớ lại sâu sắc câu có tính khái quát khi Người khuyên bảo cán bộ, công chức: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là ở đời và làm người”. Người nói rõ hơn: “Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới con người, theo cả nghĩa khái quát và nghĩa cụ thể trong các mối quan hệ xã hội, khi Người nói: “ chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng bầu bạn…nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng hơn nữa là cả loài người”.

Khi cán bộ, công chức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo đạo đức Hồ Chí Minh là theo cả nghĩa khái quát và nghĩa cụ thể, vừa giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, xứng đáng trong tình bạn bè, đồng chí…vừa là vì đồng bào cả nước, vì sự nghiệp phát triển của Tổ quốc. Cho nên đạo đức cách mạng đối với các chiến sỹ cách mạng, phẩm chất của cán bộ, công chức to nhỏ trong bộ máy công quyền, nói cho cùng cũng là chuyện “ở đời và làm người” mà Bác Hồ đã chỉ dạy.

Mùa xuân này, học tập và đặc biệt làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, lại nghĩ tới lời khuyên bảo của Người. Ở đời và làm người cho xứng đáng không dễ; đối với cán bộ, sỹ quan, công chức, đảng viên lại là quá trình rèn luyện bền bỉ sao cho xứng đáng sống trên đời với danh hiệu cao quý: “Công bộc của dân”./.

Kim Liên

Bài viết cùng chuyên mục

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top