• NN PTNT 1
  • NN PTNT 2
  • NN PTNT 3
Văn Bản

Kế hoạch tổ chức Đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022 tiến tới Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận Lần thứ VI, Nhiệm kỳ 2018-2023

Số hiệu văn bản: 13/KH-CĐN

Ngày ban hành: 16/03/2017

Người đăng: cdnn&ptnt

Ngày đăng: 05/07/2017

File đính kèm: Ke%20hoach%20Dai%20hoi%20Cong%20doan%20Nganh.doc

Chi tiết

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

CÔNG ĐOÀN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Số: 13 /KH-CĐN

Bình Thuận, ngày 16  tháng 3  năm 2017

KẾ HOẠCH

Tổ chức Đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022 tiến tới Đại hội

 Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận

Lần thứ VI, Nhiệm kỳ 2018-2023

 

          Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-LĐLĐ, ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về tổ chức Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Bình Thuận lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023. Ban Thường vụ Công đoàn ngành ban hành kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017- 2022 tiến tới Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận lần thứ VI nhiệm kỳ 2018-2023, như sau:

         I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

         1. Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động của tổ chức công đoàn.

         2. Đánh giá đúng thực trạng tình hình CNVCLĐ; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2012-2017 và nghị quyết đại hội công đoàn ngành nhiệm kỳ 2013-2018; rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ rõ yếu kém, tồn tại và nguyên nhân; đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

         3. Thông qua đại hội, lựa chọn bầu vào ban chấp hành công đoàn những cán bộ, đoàn viên có đủ năng lực, trình độ, có khả năng tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội, có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, có uy tín trong phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

         4. Đại hội công đoàn các cấp phải thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thực sự dân chủ của đoàn viên, CNVCLĐ và tổ chức công đoàn. Coi trọng chất lượng, tránh phô trương hình thức, tiết kiệm.

         5. Phương châm của đại hội: Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”.

         II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ CÔNG ĐOÀN NGÀNH.

         1. Nội dung:

         1.1. Đại hội công đoàn cơ sở:

         Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua 2012-2017; quyết định chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp của công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022 phù hợp với chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đảng đơn vị (nơi có tổ chức đảng); các nghị quyết, chỉ đạo của Ban Chấp hành công đoàn cấp trên, tình hình thực tế của đơn vị; tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; văn kiện đại hội Công đoàn ngành khóa VI; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022 và bầu đại biểu đi dự đại hội Công đoàn ngành. Tổng hợp các đề xuất kiến nghị của đoàn viên với Đảng, Nhà nước về những vấn đề có liên quan đến nâng cao hiệu quả chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, CNVCLĐ và hoạt động công đoàn tại cơ sở.

         1.2. Đại hội Công đoàn Ngành:

         Thảo luận, thông qua báo cáo của Ban Chấp hành trình Đại hội; quyết định các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp nhiệm kỳ 2018-2023; tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; dự thảo văn kiện đại hội Công đoàn Bình Thuận; bầu Ban Chấp hành Công đoàn ngành khóa VI nhiệm kỳ 2018-2023 và  bầu 2 đoàn đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên; đề xuất kiến nghị với Đảng, với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến đoàn viên, người lao động và hoạt động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

         2. Phương thức tiến hành:

         2.1. Các công đoàn cơ sở đã hết nhiệm kỳ thì tiến hành đại hội để thực hiện 04 nội dung  nêu trên.

         2.2. Công đoàn chưa hết nhiệm kỳ thì (Công đoàn Công ty cp Phú Long) mở hội nghị toàn thể hoặc đại biểu để tham gia ý kiến  sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tham gia dự thảo văn kiện đại hội Công đoàn ngành; bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn ngành; tổng hợp các đề xuất kiến nghị của đoàn viên trong hội nghị với Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến đoàn viên, người lao động và hoạt động của tổ chức công đoàn tại cơ sở.

         3. Thời gian đại hội:

         - Đại hội công đoàn cơ sở được tiến hành từ 01/7/2017 đến 30/9/2017 (quý 3/2017). Thời gian đại hội không quá 1 ngày.

         - Đại hội công đoàn ngành: được tổ chức vào cuối quý I/2018. Thời gian đại hội không quá 1,5 ngày.

         4. Một số yêu cầu khác:

         4.1. Báo cáo trình đại hội:

         - Báo cáo trình đại hội cần ngắn gọn, có số liệu cụ thể để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ, đồng thời phân tích làm rõ kết quả triển khai thực hiện các Chương trình của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, của công đoàn cấp trên trực tiếp; phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (chủ quan, khách quan), rút ra các bài học kinh nghiệm.

         - Phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ tới phải bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết của cấp ủy Đảng; nghị quyết, chỉ đạo của công đoàn cấp trên; trong đó, chú trọng công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động.

         4.2. Thảo luận tại đại hội:

         - Không tham luận theo hình thức báo cáo thành tích tại đại hội, mà cần tập trung thảo luận các thách thức đặt ra đối với tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới phương thức tổ chức và nội dung hoạt động công đoàn ở đơn vị, ngành; bổ sung những nội dung quan trọng cần được các cấp công đoàn quan tâm giải quyết và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Việt Nam.

         - Khuyến khích việc đối thoại, chất vấn tại đại hội về những vấn đề cụ thể được đoàn viên, người lao động quan tâm, đề xuất kiến nghị.

         - Thảo luận nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

         III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI

         1. Thành lập các tiu ban chuẩn bị đại hội: Tùy tình hình thực tế, công đoàn cơ sở có thể thành lập 02 tiểu ban: Tiểu ban nội dung, nhân sự và Tiểu ban tổ chức, phục vụ đại hội. Công đoàn ngành thành lập 02 tiểu ban: Tiểu ban nội dung, nhân sựTiểu ban tổ chức, Tuyên truyền, phục vụ.

         2. Công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành:

         2.1. Tiêu chuẩn chung của ủy viên ban chấp hành:

         - Có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn; trưởng thành từ thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn: có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết tập hợp được đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

         - Có năng lực tham gia xây dựng và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác công đoàn; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác; có khả năng tham gia quyết định các chủ trương công tác của ban chấp hành công đoàn.

         - Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

         - Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí.

         2.2. Điều kiện tham gia ban chấp hành: Người tham gia ban chấp hành ngoài đảm bảo theo tiêu chuẩn trên, cần phải đáp ứng các điều kiện: Ngưi tham gia lần đầu còn đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất một nhiệm kỳ đại hội. Người tái cử, phải còn đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất 1/2 nhiệm kỳ. Những trường hợp còn thời gian công tác dưới 1/2 nhiệm kỳ, đang tham gia cấp ủy đảng sẽ do công đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định.

         2.3. Cơ cấu ban chấp hành công đoàn:

         - Ban chấp hành công đoàn cơ sở và công đoàn ngành cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo tính đại diện của đoàn viên theo các lĩnh vực, địa bàn, để đáp ứng việc lãnh đạo, triển khai tổ chức thực hiện kịp thời nghị quyết của các cấp công đoàn đến đông đảo đoàn viên, người lao động. Công tác chuẩn bị nhân sự thực hiện theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành.

         - Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính kế thừa, phát triển; phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia ban chấp hành đạt khoảng 30%. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp sản xuất, là người dân tộc thiểu số (nơi có đông đoàn viên dân tộc thiểu số), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.

         2.4. Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra

         Số lượng uỷ viên ban chấp hành cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó quyết định nhưng không vượt quá quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XI), cụ thể như sau:

         - Ban chấp hành công đoàn bộ phận: từ 03 đến 07 uỷ viên.

         - Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên: từ 03 đến 15 uỷ viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên.

         - Ban chấp hành công đoàn ngành không quá 27 ủy viên.

         Do yêu cầu phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét đồng ý, nhưng số lượng ban chấp hành tăng thêm cũng không vượt quá 10% so với quy định nêu trên.

         - Danh sách bầu cử ban chấp hành công đoàn các cấp phải có số dư từ 10% trở lên và được đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.

         - Số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.

         2.5. Tiêu chuẩn uỷ viên uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp

         - Vận dụng theo tiêu chuẩn như uỷ viên ban chấp hành cùng cấp, ngoài ra uỷ viên ủy ban kiểm tra phải có sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, kinh tế, quản lý tài chính… có nghiệp vụ và kinh nghiệm làm công tác kiểm tra.

         - Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn ngành phải là cán bộ công đoàn chuyên trách.

         - Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số ủy viên ban chấp hành không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

         - Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn ngành không quá 09 ủy viên; Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở không quá 07 ủy viên (công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra); công đoàn cơ sở có dưới 30 đoàn viên thì cử một ủy viên ban chấp hành công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.

         3. Số lượng đại biểu đại hội và bầu đại biểu dự đại hội cấp trên:

         3.1. Số lượng đại biểu chính thức của đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội quyết định, tối đa như sau:

         - Đại hội đại biểu CĐCS, CĐCS thành viên, không quá 150 đại biểu.

         - Đại hội công đoàn ngành không quá 200 đại biểu.

         Trường hợp đặc biệt, nếu cần phải tăng thêm số lượng đại biểu chính thức phải được công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét đồng ý, nhưng số lượng đại biểu tăng thêm cũng không vượt quá 10% so với quy định trên.

         3.2. Công tác bầu cử đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên và kiểm tra tư cách đại biểu thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Ngoài ra cần chú ý một số vấn đề sau đây:

         - Đại biểu đi dự đại hội công đoàn ngành được bầu theo số lượng phân bổ của ban thường vụ công đoàn ngành, có tiêu chuẩn và cơ cấu như sau: Là những cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, năng lực tiêu biểu cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, cho trí tuệ của tập thể đoàn viên, CNVCLĐ có khả năng lĩnh hội, đóng góp vào các nghị quyết và sự thành công của đại hội; có cơ cấu hợp lý theo đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, đoàn viên trực tiếp sản xuất, đại diện cho các thành phần kinh tế, đại biểu là nữ.

         4. Đại biểu khách mời:  Số lượng đại biểu khách mời dự đại hội công đoàn cơ sở và công đoàn ngành không quá 20% tổng số đại biểu chính thức đại hội.

         5. Kinh phí tổ chức đại hội: Nguồn kinh phí tổ chức đại hội được sử dụng từ nguồn tài chính công đoàn, từ nguồn hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chuyên môn đồng cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, với tinh thần thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.  Chế độ chi đại hội Công đoàn ngành do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn. Kinh phí chi Đại hội công đoàn cơ sở do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

         IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

         1. Ban Thường vụ Công đoàn ngành tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt công đoàn ngành, công đoàn cơ sở để quán triệt, triển khai các chỉ thị của Đảng, Kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Kế hoạch của LĐLĐ tỉnh về đại hội công đoàn các cấp; xây dựng kế hoạch đại hội công đoàn cơ sở tiến tới đại hội công đoàn ngành nhiệm kỳ 2018-2023; hướng dẫn CĐCS tổ chức đại hội. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc chỉ đạo đại hội CĐCS khu vực ngoài nhà nước và những nơi không có tổ chức cơ sở đảng.

         2. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở: căn cứ kế hoạch này của công đoàn ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức đại hội công đoàn cơ sở đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và kế hoạch này.

         3. Quá trình chuẩn bị đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng (nơi có tổ chức đảng); tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo chuyên môn; đồng thời đề thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động có sự phối hợp để giải đáp các kiến nghị của đoàn viên tại đại hội công đoàn.

         4. Giao thường trực Công đoàn ngành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị đại hội, tổ chức đại hội công đoàn ngành, công đoàn cơ sở, báo cáo Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn ngành và  Liên đoàn Lao động tỉnh.

         Kế hoạch này được triển khai đến công đoàn cơ sở.

 

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

Nơi nhận:

- Ủy viên BCH Công đoàn ngành;
- Các công đoàn cơ sở (thực hiện);
- Lưu: VT.
Đồng kính gửi:

- Thường trực LĐLĐ tỉnh (b/c);

- Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Đồng chí Dũng, PCT.LĐLĐ tỉnh (b/c);
- Các Ban,VP, UBKT LĐLĐ tỉnh (theo dõi);

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Bá Mỳ

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top