• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn Bản

HƯỚNG DẪN Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

Số hiệu văn bản: 07/HD-CĐVC

Ngày ban hành: 10/4/2017

Người đăng: cdvc

Ngày đăng: 10/08/2017

File đính kèm: HD%20DLXH.doc

Chi tiết

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 07/HD-CĐVC

   

 Bình Thuận, ngày 10 tháng 4 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

Đổi mới và nâng cao chất lượng

công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

 

 
 

 

 

 

            Căn cứ Hướng dẫn số 05a/HD- LĐLĐ, ngày 15/03/2017 của BTV LĐLĐ tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 37-KH/TU, ngày 29/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”. Ban Thường vụ CĐVC tỉnh hướng dẫn thực hiện như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          - Giúp công đoàn cơ sở nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của cấp trên .

          - Xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội đủ năng lực, trình độ, có khả năng nắm bắt, phân tích, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội trong công nhân, viên chức, lao động để tổng hợp báo cáo, đề xuất kịp thời kết quả thông tin dư luận xã hội với cấp ủy Đảng và công đoàn cấp trên.

          - Nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội trong cán bộ, đoàn viên, lao động phải khách quan, trung thực, đầy đủ, kịp thời; phân tích, chỉ ra nguyên nhân các luồng ý kiến dư luận và dự báo, đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, định hướng dư luận. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp nắm bắt, tổng hợp tình hình dư luận xã hội, kết hợp các hình thức qua mạng lưới cộng tác viên, các phương tiện thông tin đại chúng, giao lưu, đối thoại về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị và việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đoàn viên, lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

          II. NỘI DUNG

          1. Quán triệt, nâng cao nhận thức của tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

          - Nội dung: Quán triệt đầy đủ những nội dung, quan điểm đã nêu trong Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 37/TU, ngày 29/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

          - Thời gian tổ chức: Sau khi đã được chỉ đạo, hướng dẫn của Liên đoàn Lao động tỉnh, CĐVC tỉnh sẽ triển khai.

          2. Đổi  mới, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

          2.1. Cơ cấu, số lượng đội ngũ làm công tác dư luận xã hội

          - Công đoàn Viên chức tỉnh sẽ và cơ sở sẽ củng cố, kiện toàn Tổ dư luận xã hội (gọi tắt là công tác viên) tại cấp mình cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm thống nhất theo hướng: Đã cử người tham gia là cộng tác viên của cấp ủy Đảng cùng cấp thì không cơ cấu tham gia là thành viên Tổ dư luận xã hội của công đoàn, nhưng định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, cuối năm thông qua kết quả tổng hợp thông tin, dư luận xã hội trong cán bộ, đoàn viên, lao động cấp mình báo cáo cấp ủy cùng cấp, đồng thời báo cáo về công đoàn theo đúng quy định.

          * Về tiêu chuẩn

          - Về phẩm chất

+ Có lập trường, quan điểm đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, quy định của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

          + Đảm bảo tính Đảng, tính chiến đấu và ý thức tổ chức kỷ luật cao, trung thực, khách quan, có phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, có quan hệ gần gũi, sâu sát với cán bộ, đảng viên và nhân dân, được tín nhiệm cao.

- Về năng lực

+ Có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu công việc được giao, nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu biết về nhiều lĩnh vực, biết vận dụng tâm lý học, xã hội học và nghiệp vụ nắm bắt dư luận xã hội.

          + Có năng lực và phương pháp tiếp nhận và xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp tình hình, đề xuất các biện pháp xử lý những vấn đề mà dư luận quan tâm và định hướng dư luận tích cực; biết, sử dụng tốt máy tính, thành thạo mạng xã hội, Internet (là điều kiện bắt buộc để kết hợp triển khai Đề án Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, bịa đặt, xuyên tạc trên Internet).

2.2. Tổ chức điều hành

          Công đoàn Viên chức tỉnh, cơ sở không tổ chức giao ban, hàng tháng Tổ dư luận xã hội chỉ cập nhật, nắm thông tin dư luận xã hội báo cáo về công đoàn cấp trên trước ngày 20 hàng tháng.        

          * Nội dung cập nhật, nắm thông tin:

- Phần thông tin: Thông tin cho cộng tác viên những vấn đề có tính thời sự mà cộng tác viên cần biết để nắm và định hướng dư luận xã hội; kết quả giải quyết xử lý của các cấp, các ngành đối với các vấn đề mà cộng tác viên phản ánh trước đó.

-Phần phản ánh dư luận: Những dư luận nổi lên trong thời gian mà họ nắm được:

+ Duy trì nề nếp phản ảnh thông qua hình thức báo cáo bằng văn bản theo định kỳ (tháng, quý hoặc đột xuất).

+ Phản ánh nhanh qua điện thoại

- Tổng hợp thông tin, viết báo cáo tình hình dư luận xã hội

+ Báo cáo phải ngắn gọn, cô đọng và được thực hiện theo hình thức văn bản “MẬT” (ghi chữ “Mật” ở góc trái trang giấy A4 hàng thứ 4 từ trên xuống), vì nếu không đóng dấu “MẬT” thì báo cáo đó sẽ được phổ biến và như vậy vô hình chung báo cáo đó sẽ trở thành phát ngôn của cơ quan phát hành báo cáo đó.

+ Báo cáo nên có kết cấu gồm 2 phần: phần phản ánh dư luận xã hội và phần đề xuất kiến nghị xử lý, định hướng dư luận xã hội. Phần phản ánh, nêu các dư luận tích cực trước, các dư luận “trái chiều”, “gai góc”, “bức xúc”… trình bày sau. 

+ Trong báo cáo phải nêu được những thông tin dư luận một cách đầy đủ, nhiều chiều, không bỏ sót luồng ý kiến nào, kể cả của các nhóm thiểu số trong xã hội.

+ Trong báo cáo cần phải làm rõ mức độ phổ biến của dư luận xã hội: Khó xác định mỗi luồng dư luận có tỷ lệ bao nhiêu phần trăm người ủng hộ hoặc phản đối, nhưng có thể nắm được một cách tương đối như luồng dư luận đó chỉ là ý kiến của một số nhỏ, một bộ phận khá đông hay của đa số trong cán bộ, đoàn viên, lao động (hoặc trong một cộng đồng, nhóm xã hội).

+ Trong báo cáo cần làm rõ chủ thể chủ yếu của mỗi luồng dư luận xã hội, chủ thể của mỗi luồng dư luận xã hội thường là các tầng lớp, nhóm xã hội có sự tương đồng về nhận thức hoặc lợi ích trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội hiện có.

2.3. Nội dung, phương thức điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

- Nội dung nắm bắt: Nắm thông tin dư luận xã hội trong cán bộ, đoàn viên, lao động về các vấn đề, sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, … diễn ra trên thế giới, trong nước, trong tỉnh, ngành mình… và các vấn đề mà cán bộ, đoàn viên, lao động quan tâm.

- Phương pháp nghiên cứu, nắm bắt

Đối với cơ quan đầu mối: Thông qua mạng lưới cộng tác viên; thông qua phản ánh trực tiếp của cán bộ, đoàn viên, lao động; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học.                  

Đối với cộng tác viên:  Quan sát; thảo luận nhóm tập trung; phỏng vấn sâu.

3. Chế độ chi đối với cộng tác viên dư luận xã hội

3.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

           Những người được công nhận là cộng tác viên dư luận xã hội được chế độ chi khi có quyết định công nhận của Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức tỉnh

          3.2. Chế độ chi và nguyên tắc chi trả

          - Chỉ được chi trả đối với những cộng tác viên dư luận xã hội thực hiện đúng trách nhiệm và duy trì tốt chế độ báo cáo theo đúng quy định. Chế độ chi một tháng cho cộng tác viên dư luận xã hội của CĐVC tỉnh là không quá 0,2 lần mức lương cơ sở.

          - Thời gian áp dụng chế độ chi: Thực hiện theo Quyết định số 309-QĐ/UBND ngày 03/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và ngày có hiệu lực theo quyết định của Ban Thường vụ CĐVC tỉnh.

          -  Nguyên tắc chi trả:

+ Người tham gia cộng tác viên dư luận xã hội ở nhiều cấp thì chỉ được hưởng 01 chế độ ở một cấp có mức phụ cấp cao nhất.

          + Chế độ chi cho cộng tác viên dư luận xã hội không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

          Trên đây là Hướng thực hiện tốt việc “đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”. Hàng năm CĐVC tỉnh tổ chức tổng kết lồng ghép trong hội nghị tổng kết công tác năm và báo cáo về Liên đoàn Lao động tỉnh theo đúng quy định./.

         

Nơi nhận:

TM. BAN THƯỜNG VỤ

- LĐLĐ tỉnh;

-CĐCS trực thuộc (qua mail );

-Lưu: VT.

 

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Trần Ngọc Phúc

 

 

 

 

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top