• Hàm Tân 1
  • Hàm Tân 2
  • Hàm Tân 3
Văn Bản

Kế hoạch tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đoàn viên và tổ chức công đoàn (giai đoạn 2013-2018)

Số hiệu văn bản: 17/KH-LĐLĐ

Ngày ban hành: 10/11/2014

Người đăng: ldldhamtan

Ngày đăng: 24/12/2014

File đính kèm: KH%20chuong%20trinh%20Nang%20cao%20chat%20luong%20va%20hieu%20qua%20hoat%20dong%20cua%20doi%20ngu%20can%20bo%20cong%20doan.doc

Chi tiết
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN HÀM TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 17/KH-LĐLĐ

 

Hàm Tân, ngày 10 tháng 11 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA ĐOÀN VIÊN VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN (giai đoạn 2013 – 2018)

 

Thực hiện kế hoạch số 46/KH-LĐLĐ ngày 12/11/2013 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về việc tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đoàn viên và tổ chức công đoàn (giai đoạn 2013 - 2018); Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Hàm Tân xây dựng kế hoạch tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đoàn viên và tổ chức công đoàn trong huyện giai đoạn 2013 – 2018, như sau:

I/ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC LỰC CÁN BỘ, ĐOÀN VIÊN CNVCLĐ VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN:

Tính đến 30/12/2013, Liên đoàn Lao động huyện quản lý 43 Công đoàn cơ sở trực thuộc huyện; trong đó có 01 Công đoàn Giáo dục và 36 CĐCS trực thuộc, với 2.106 CNVCLĐ /1.191 nữ, tổng số đoàn viên 1.872/1.056, cụ thể như sau:

* Về Công đoàn cơ sở:

+ Khối HCSN: 350/123 nữ

+ Xã, thị trấn:   383/130 nữ

+ Khối Giáo dục: 977/736 nữ

+ Doanh nghiệp: 162/67 nữ

* Về chất lượng CĐCS:

Theo kết quả xếp loại CĐCS năm 2013:

- CĐCS xếp từ vững mạnh trở lên chiếm tỷ lệ 54.77 %;

- CĐCS xếp loại khá: 28.57 %;

- CĐCS xếp loại Trung bình:  2.38 %

- CĐCS không xếp loại: 14.28 %.

* Về cán bộ chuyên trách công đoàn:

Tổng số cán bộ công đoàn chuyên trách trong huyện 04 người.

- Số liệu khảo sát thực lực cán bộ công đoàn cho thấy:

+ Về tuổi đời: Bình quân tuổi đời cán bộ công đoàn các cấp: cấp huyện là 41  tuổi và cấp cơ sở là 40 tuổi.

+ Về trình độ học vấn phổ thông: Số cán bộ công đoàn cấp huyện và cơ sở đa số có trình độ trung học phổ thông nhưng cán bộ CĐCS có trình độ trung học cơ sở vẫn còn, chiếm tỷ lệ 2%.

+ Về trình độ chuyên môn: Số cán bộ công đoàn cấp huyện đều có trình độ đại học; cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 42.2%, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 24.9%, trung cấp chiếm tỷ lệ 32.9%. Qua đó cho thấy cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ chuyện môn Đại học, Cao đẳng tương đối cao.

+ Về trình độ chính trị: Cán bộ công đoàn cấp huyện có trình độ trung cấp và 01 cử nhân; cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ sơ cấp khá cao chiếm tỷ lệ 73.3%, trung cấp và cử nhân chiếm tỷ lệ rất thấp đạt 26.7%.

- Số liệu khảo sát thực lực đoàn viên, công nhân và người lao động cho thấy:

+ Về trình độ học vấn phổ thông: Đoàn viên, công nhân và người lao động đều có trình độ từ trung học cơ sở trở lên. Số có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 91%.

+ Về trình độ chính trị: Đa số đoàn viên, công nhân và người lao động thiếu trình độ chính trị. Số có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 22%; số có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 78%

+ Về trình độ tay nghề và việc làm của công nhân: Số công nhân có tay nghề từ bậc 3 trở lên chiếm tỷ lệ thấp (23/765) chỉ đạt 3%.

+ Đoàn viên công đoàn là đảng viên chiếm tỷ lệ 37.1%.

+ Đoàn viên là cán bộ công chức, viên chức chiếm tỷ lệ 80.3%. Số đoàn viên là công nhân, người lao động chiếm tỷ lệ 19.7% (chỉ tính số công nhân trong các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn)

+ Đoàn viên có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 90.3 %; có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ 56.5%.

+ Tỷ lệ nữ trong Ban chấp hành công đoàn các cấp: Cấp huyện: (04/17) chiếm tỷ lệ 23.5%; cấp cơ sở chiếm tỷ lệ 65.2 %

Cán bộ công đoàn chuyên trách có trình học vấn trung học phổ thông, trình độ chuyện môn đại học, trình độ chính trị trung cấp trở lên, được học kiến thức chuyên ngành qua lớp đại học phần công đoàn, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực cho phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng địa phương, đơn vị.

Tuy nhiên, thực trạng tổ chức và đội ngũ cán bộ công đoàn trong huyện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhân sự cán bộ công đoàn cơ sở làm công tác kiêm nhiệm thường xuyên biến động, gặp nhiều khó khăn, trình độ chính trị, chuyên môn, hiểu biết nghiệp vụ hoạt động công đoàn không đồng đều, thiếu kinh nghiệm hoạt động, thiếu những giải pháp đổi mới nội dung phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại cơ sở;

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu, phương hướng hoạt động chung của công đoàn huyện giai đoạn 2013-2018 là:

Với nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trước yêu cầu của tình hình mới, Đại hội xác định mục tiêu và khẩu hiệu hành động của Công đoàn trong những năm tới là “Thực hiện tốt 3 chức năng Công đoàn, trong đó hết sức coi trọng chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phối hợp tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, phát triển nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn, nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ Công đoàn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng xã hội hoá, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Tích cực xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần xây dựng huyện Bắc Bình phát triển nhanh và bền vững”.

2. Mục tiêu cụ thể:

Hoạt động của các cấp công đoàn trong giai đoạn 2013 – 2018 phải phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn huyện đã đề ra, như sau:

* Các chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2013-2018

Trong nhiệm kỳ, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

- Thành lập 05 Công đoàn cơ sở và phát triển từ 200 đoàn viên công đoàn trở lên.

- Phấn đấu hàng năm có 80% CĐCS cơ quan, đơn vị HCSN, doanh nghiệp đạt vững mạnh, trong đó 30% vững mạnh xuất sắc; không có sơ sở yếu kém. Liên đoàn Lao động huyện đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc hàng năm.

- Hàng năm có trên 90% đoàn viên, CNVCLĐ tham gia học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 90% cán bộ Công đoàn các cấp.

- Phấn đấu hàng năm có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức; 80% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động.

- 100% cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; có 70% doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể; 80% CNLĐ được ký hợp đồng lao động, 70% được tham gia đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phấn đấu 90% cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; 80% doanh nghiệp “Đạt chuẩn văn hoá”; trên 95% gia đình CNVCLĐ đạt “Gia đình văn hoá” hàng năm.

- Hàng năm có 70% cán bộ, công chức, viên chức đạt danh hiệu lao động tiên tiến; 10% chiến sĩ thi đua cơ sở.

- Phấn đấu giới thiệu và được Đảng xem xét kết nạp từ 150 – 200 đồng chí.

III. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN VIÊN VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN.

1/ Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Liên đoàn Lao động tỉnh, đó là:

- Chương trình “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018”.

- Chương trình “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn”.

- Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thoả ước lao động tập thể”.

- Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”.

2. Chủ động và tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của CNVCLĐ; tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường các hoạt động xã hội, chăm lo đời sống người lao động.

- Phát huy lực lượng cốt cán chính trị, quan tâm đến đối tượng công nhân là người dân tộc ít người là người có đạo ở các cơ quan, địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động tham gia giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho người lao động;

- Tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong CNLĐ như: việc làm, xây dựng thang bảng lương, các chế độ phụ cấp lương, nâng cao tiền lương, thu nhập, tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến quyền và lợi ích người lao động.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn công việc cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, hạn chế tối đa tình trạng gửi đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức hội nghị CBCC, hội nghị người lao động hàng năm bảo đảm thiết thực, có hiệu quả. Hướng dẫn cho đoàn viên và người lao động giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể với nhiều quy định có lợi hơn cho người lao động.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 22/CTTW của Ban Bí thư trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp”. Xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nắm bắt dư luận, tâm tư nguyện vọng của CNVCLĐ; chủ động đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động nhằm hạn chế và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, theo hướng bảo đảm sự hài hòa quyền, lợi ích của công nhân với người sử dụng lao động và với nhà nước; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật.

- Vận động CNVCLĐ tham gia thực hiện có hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội từ thiện, tương thân, tương ái.

- Đưa kết quả thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống của CNVCLĐ thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá chấm điểm CĐCS cuối năm, nhất là đối với CĐCS khu vực ngoài nhà nước.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên, lao động, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động thực hiện các chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của các cấp công đoàn thực hiện nghị quyết 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh, Nghị quyết VII Công đoàn huyện (nhiệm kỳ 2013-2018) đến các công đoàn cơ sở trong huyện. Phát động và tổ chức trong công nhân, viên chức, lao động tham gia các phong trào “Học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp”, “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đạt chuẩn văn hóa” và các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao nhân các ngày lễ, các sự kiện chính trị của địa phương, của ngành, đơn vị.....

- Tuyên truyền, giáo dục cho CNVCLĐ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng loại hình CĐCS nhằm nâng cao giác ngộ chính trị, ý thức giai cấp, ý thức dân tộc về vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân trong giai đoạn cách mạng hiện nay; tuyên truyền giáo dục về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí vươn lên thoát nghèo; đồng thời tuyên truyền đến người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước có nhận thức đúng đắn về tổ chức công đoàn, để từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức Công đoàn hoạt động.

4. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương và cơ sở.

 Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước như :

- Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh-sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”; phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành – Sáng tạo – Tận tụy – Gương mẫu”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” các phong trào thi đua mang tính ngành nghề; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc” và thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”…

- Kịp thời biểu dương những công nhân lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và công tác; xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến và gương “Người tốt việc tốt” trong CNVCLĐ. Quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho các CĐCS đã có bề dày thành tích phấn đấu đạt danh hiệu thi đua cấp cao trong hoạt động công đoàn, đồng thời quan tâm chỉ đạo sâu sát các CĐCS còn gặp khó khăn, hoạt động còn yếu.

- Triển khai các chương trình hành động của tổ chức công đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và Đại hội công đoàn các cấp; gắn các hoạt động phong trào với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của huyện.

5. Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án của Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh về “Kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp”. Tổ chức khảo sát, tăng cường công tác tuyên truyền vận động thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên ở các DN ngoài nhà nước. Gắn công tác phát triển công đoàn cơ sở và đoàn viên với việc đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn theo hướng sát cơ sở, sát đoàn viên, giúp cơ sở tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình hoạt động, nhất là Công đoàn khối xã - thị trấn, công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước.

- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở. Nội dung tập huấn phải thiết thực, cụ thể và sát đối tượng; phù hợp với điều kiện hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Quan tâm giúp đỡ các đơn vị còn yếu hoặc mới thay đổi cán bộ công đoàn chủ chốt.

  - Thường xuyên kiện toàn Ban chấp hành CĐCS, chọn người có đủ tiêu chuẩn, có khả năng, nhiệt tình và tâm huyết tham gia vào BCH Công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là cán bộ nữ. Hạn chế đến mức thấp nhất sự  thay đổi cán bộ công đoàn chủ chốt ở các CĐCS.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giúp đỡ các CĐCS ngoài nhà nước mới thành lập hoặc hoạt động còn yếu. Việc kiểm tra, phân loại chấm điểm CĐCS vững mạnh, hoạt động của ủy ban kiểm tra phải đảm bảo đúng thực chất và gắn trách nhiệm của công đoàn cấp trên cơ sở.

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ công đoàn.

- Phấn đấu từng bước hạ thấp độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành LĐLĐ huyện, đảm bảo tỷ lệ nữ đạt ít nhất là 30% trong BCH công đoàn mỗi cấp.

6. Vận động CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Tổ chức vận động CNVCLĐ gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa đường lối của Đảng vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; tích cực tham gia cải cách hành chính và thực hiện cơ chế một cửa.

- Có kế hoạch làm tốt công tác vận động, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, công nhân, người lao động giỏi để tạo nguồn phát triển đảng viên trong doanh nghiệp; tích cực tham gia phát triển đảng viên và cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; giới thiệu những người có đức, có tài trưởng thành từ phong trào CNLĐ để Đảng bồi dưỡng đưa vào các cấp ủy đảng và bộ máy lãnh đạo Nhà nước.

7. Về công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn.

- Kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn các cấp, 4 chương trình hành động của Liên đoàn Lao động tỉnh, bám sát nghị quyết của cấp ủy đảng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của đơn vị, nhiệm vụ công đoàn để xác định rõ nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong từng thời gian, không dàn trải; giải quyết hiệu quả những vấn đề mới phát sinh, bức xúc của công nhân, viên chức, lao động.

- Củng số Ban chấp hành các công đoàn cơ sở còn yếu kém. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các công đoàn.

- Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của BCH, quy chế phối hợp giữa BCH với chính quyền cùng cấp; với các tổ chức chính trị – xã hội; tham gia xây dựng quy chế về quản lý doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; những vấn đề về tiền lương, thưởng, BHXH, BHLĐ, BHYT… Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện hoạt động của Công đoàn giáo dục huyện.

- Thông qua kết quả chấm điểm hoạt động hàng năm để xác định những hoạt động nào của mình còn yếu, vấn đề nào thực hiện chưa có hiệu quả, CĐCS nào hoạt động chưa đạt yêu cầu có kế hoạch tập trung giải quyết, giúp đỡ. Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch cần chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung chỉ đạo, không chạy theo thành tích.

- Hoạt động kiểm tra tập trung vào các CĐCS trung bình và yếu, các đơn vị mới thành lập, các lĩnh vực nhạy cảm. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử lý tốt kết quả kiểm tra của UBKT công đoàn các cấp. Kết luận kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, có lý có tình và kiến nghị phải có tính khả thi. Chú trọng đến việc thực hiện kết luận kiểm tra.

- Thực hiện nề nếp công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trong đó, quan tâm đúng mức đến việc phối hợp với cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước để tăng cường công tác thu kinh phí và đoàn phí công đoàn.

- Nâng cao chất lượng các hội nghị giao ban các công đoàn cơ sở; tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên, tình hình hoạt động, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Liên đoàn Lao động huyện:

Tổ chức quán triệt nội dung Kế hoạch này đến thành viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn Giáo dục và các công đoàn cơ sở trực thuộc huyện.

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề yếu kém của CĐCS gắn với việc thực hiện Đề án số 05/ĐA- ĐĐ-LĐLĐ của Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh về “Kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp”.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018”; phối hợp với các ban, ngành tiến hành khảo sát, kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng CĐCS vững mạnh trong các loại hình doanh nghiệp; củng cố hoạt động các CĐCS còn yếu, chủ yếu CĐCS khối xã và CĐCS ngoài quốc doanh.

Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động, tập trung vào các doanh nghiệp.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban chấp hành LĐLĐ huyện. Hàng quý Ban chấp hành họp rút kinh nghiệm, các đồng chí thành viên Ban chấp hành được phân công phụ trách theo cụm cần báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của các CĐCS mình phụ trách.

2. Đối với công đoàn cơ sở:

Tổ chức đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động công đoàn của đơn vị mình từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch này gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn huyện khoá VII và Nghị quyết Đại hội công đoàn cơ sở, chương trình công tác hàng năm của đơn vị mình. Trong đó, phải nêu rõ những vấn đề, những hoạt động nào cần tập trung. Hàng quý đơn vị phải báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị mình về Liên đoàn Lao động huyện để theo dõi, tổng hợp đánh giá.

 

  TM. BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận: CHỦ TỊCH

- TT.LĐLĐ tỉnh;

- BTC.LĐLĐ tỉnh;

- TT/BDV.HU;

- Thành viên BCH. LĐLĐ huyện;

- CĐGD, các CĐCS thuộc huyện;

- Lưu.

 

 

 

Nguyễn Dương Duy Thanh

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top