• Hàm Tân 1
  • Hàm Tân 2
  • Hàm Tân 3
Văn Bản

Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn giai đoạn 2013-2018

Số hiệu văn bản: 12/KH-LĐLĐ

Ngày ban hành: 25/8/2014

Người đăng: ldldhamtan

Ngày đăng: 24/12/2014

File đính kèm: KH%20Phat%20dong%20phong%20trao%20thi%20dua%20chao%20mung%20cac%20ngay%20le%20lon.doc

Chi tiết
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN HÀM TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 14/KH-LĐLĐ

 

Hàm Tân, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN GIAI ĐOẠN 2013 - 2018

---

 

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 ngày 07/01/2014 của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh; thực hiện Kế hoạch chương trình số 11/KH-LĐLĐ, ngày 24/3/2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về “Kế hoạch thực hiện chương trình Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013-2018”; Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động huyện Hàm Tân khóa VIII, nhiệm kỳ 2013-2018 xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp, biện pháp thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh; Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam về công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh giai đoạn 2013-2018. Gắn việc thành lập CĐCS với việc củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của CĐCS, góp phần khẳng định vị thế của tổ chức công đoàn trong xã hội, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

2. Nâng cao nhận thức của các CĐCS, trong việc đổi mới cách thức tiếp cận, vận động người lao động và người sử dụng lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, theo quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.

3. Gắn công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với tăng cường thực hiện các chỉ đạo, chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về thực hiện Nghị quyết số 20 NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) và Chương trình hành động số 13-NQ/TU, ngày 17/4/2008 của Tỉnh uỷ (khoá XI), Chương trình hành động số 399/CTr-TLĐ ngày 07/3/2008 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam  về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới.

II. NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

- Tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động vào tổ chức công đoàn để chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Đẩy mạnh phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về vai trò của tổ chức công đoàn.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

2. Các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2018

- Chỉ tiêu phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS:

Đến hết năm 2017 tổng số đoàn viên huyện Hàm Tân đạt 200 người; đảm bảo 90% trở lên số đơn vị, doanh nghiệp đi vào hoạt động có từ 5 lao động trở lên thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở. (theo Quyết định 253/QĐ-TLĐ ngày 05/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

- Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh:

+ Các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có ít nhất 80% vững mạnh, trong đó 30% xuất sắc.

+ Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phấn đấu 50% vững mạnh, trong đó có 10% xuất sắc.

3. Dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp, CNLĐ và đoàn viên công đoàn trong 05 năm tới

 3.1. Theo số liệu thống kê của Chi cục thuế huyện Hàm Tân: Số liệu doanh nghiệp (DN), (thống kê có từ 05 lao động trở lên). Trong đó, số doanh nghiệp có từ 5 - 30 lao động trở lên, theo bảng số liệu thống kê sau:

Nội dung

Số lượng DN ngoài nhà nước

Lao động

- Số DN đang hoạt động

46

919

Phân loại:

 

 

+ DN có dưới 5 đến dưới 9 lao động

22

141

+ DN có từ 10 đến dưới 29 lao động

14

225

+ DN có từ 30 lao động

05

366

+ DN giải thể ngừng SXKD trong năm trước

03

20

+ DN đóng trên địa bàn huyện nhưng không trực tiếp quản lý

02

167

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018:

Do số lượng doanh nghiệp và công nhân lao động trên địa bàn huyện thường xuyên biến động, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện dự kiến phát triển đoàn viên cụ thể từng năm (từ 2013 –đến 2017) như sau:

 

Nội dung chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng cộng

Đoàn viên tăng thêm

40

40

40

40

40

200

 

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Khảo sát, điều tra, thống kê về tình hình CNVCLĐ và DN:

- LĐLĐ huyện Hàm Tân xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 – 2018.

- Điều tra, khảo sát số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chưa thành lập tổ chức công đoàn và số lao động đang làm việc, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.

- Tình hình phát triển doanh nghiệp và CNVCLĐ trong 05 năm đến. Trong đó, tập trung vào các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Đánh giá, phân tích và xác định rõ số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập mới CĐCS theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên và thành lập mới CĐCS, nghiệp đoàn:

- Đa dạng hoá phương thức phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo hướng đổi mới nội dung, cách thức tiếp cận, tuyên truyền vận động người sử dụng lao động và người lao động trong việc thành lập CĐCS và gia nhập tổ chức Công đoàn.

- Tuyên truyền Luật Công đoàn năm 2012, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, trong đó đặc biệt chú ý đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng và các quyền của tổ chức công đoàn; những nội dung chủ yếu của Bộ Luật Lao động có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên, của người lao động khi gia nhập vào tổ chức Công đoàn.

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS; xây dựng CĐCS vững mạnh theo Hướng dẫn số 187/HD-TLĐ, ngày 16/02/2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc “Hướng dẫn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS”. Quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở.

- Đa dạng và linh hoạt về hình thức tuyên truyền, phát triển đoàn viên, vận động thành lập CĐCS tại doanh nghiệp; trong đó coi trọng công tác tuyên truyền miệng; in ấn cấp phát các loại tài liệu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, để người lao động tự nghiên cứu và thực hiện. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong quá trình tuyên truyền vận động thành lập  CĐCS tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.

- Quan tâm công tác tuyên truyền đến giới chủ trong các doanh nghiệp, thông qua các hình thức làm việc trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các phóng sự, bản tin công đoàn.

- Đổi mới và nâng cao hoạt động phổ biến, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, xây dựng tủ sách pháp luật tại cơ sở, giúp công nhân lao động hiểu biết về kiến thức pháp luật; thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

3. Phát triển đoàn viên, thành lập, xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh

- Phối hợp lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự hỗ trợ của chính quyền đồng cấp trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo chỉ tiêu cấp trên giao hàng năm và cả nhiệm kỳ.

- Tiếp tục kiến nghị hoàn thiện bổ sung biên chế tổ chức cán bộ công đoàn chuyên trách, nâng cao vai trò, vị trí của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, để có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Đưa chỉ tiêu phát triển đoàn viên vào trong công tác thi đua khen thưởng, chấm điểm thi đua đối với công đoàn cơ sở trong hàng năm.

- Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, rà soát các chỉ tiêu phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS của cả nhiệm kỳ và từng năm ở các công đoàn cơ sở, Ban Thường vụ, có chỉ đạo kịp thời rút kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện ở công đoàn cơ sở.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án số 05 của Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh “Kiện toàn, củng cố xây dựng tổ chức công đoàn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp”. Đồng thời, triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch số 41/KH-LĐLĐ ngày 24/10/2013 về “Xây dựng CĐCS vững mạnh trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”, nhằm giúp đỡ các công đoàn cơ sở mới thành lập hoặc hoạt động còn yếu từng bước nâng cao chất lượng hoạt động theo Kế hoạch số 46/KH-LĐLĐ ngày 12/11/2013 về “Tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đoàn viên và tổ chức công đoàn tỉnh giai đoạn 2013-2018”.

4. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ CĐCS và DN ngoài nhà nước.

5. Đẩy mạnh thu kinh phí và đoàn phí công đoàn cơ sở và Doanh khu vực ngoài nhà nước.

6. Gắn nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm của các công đoàn cơ sở. Quan tâm đến nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng hoạt động của CĐCS. Thực hiện nghiêm túc việc thông tin, báo cáo, thống kê số liệu và bảo đảm sự thống nhất, tính chính xác trong các cấp công đoàn trong phạm vi toàn huyện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với LĐLĐ huyện:

- Củng cố, kiện toàn Ban vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở cấp mình, phối hợp các phòng, ban chức năng của chính quyền tham gia (nếu có) để giúp cho Ban Thường vụ LĐLĐ huyện triển khai thực hiện theo Kế hoạch của LĐLĐ tỉnh giao trong giai đoạn 2013-2018 và từng năm.

- Tổ chức điều tra, khảo sát, nắm chắc tình hình thành lập và hoạt động của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có đông CNLĐ, chỉ đạo các công đoàn giáo dục tổ chức khảo sát các trường trên địa bàn để làm cơ sở cho việc tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của huyện, tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê số lượng doanh nghiệp và CNLĐ có trên địa bàn quản lý, giao nhiệm vụ cho LĐLĐ huyện phối hợp với các ngành chức năng khảo sát nắm chắc số lượng doanh nghiệp nằm trên địa bàn có số lao động từ 10 lao động đến 50 lao động trở lên.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp, các ngành chức năng trong việc tổ chức tuyên truyền, gặp gỡ, tọa đàm, trao đổi với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn, trong khu vực để tuyên truyền về pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, về lợi ích khi thành lập tổ chức công đoàn.

- Chia sẻ, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp, đồng hành cùng với doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; thuyết phục, vận động chủ doanh nghiệp ủng hộ việc thành lập tổ chức công đoàn ở đơn vị, doanh nghiệp đồng thời ủng hộ, tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí để CĐCS hoạt động có hiệu quả, vì sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.

- Hướng dẫn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS; nâng cao vai trò, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện cho người lao động ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn.

3. Đối với  công đoàn cơ sở

- Ban Chấp hành CĐCS chịu trách nhiệm điều tra, thống kê số lượng CNLĐ có hợp đồng lao động ổn định, theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, chưa là đoàn viên, tổ chức tuyên truyền về Điều lệ Công đoàn Việt Nam để Người lao động nhận thức tự nguyện làm đơn xin gia nhập vào tổ chức Công đoàn.

- Nâng cao vai trò từng Ủy viên BCH công đoàn cơ sở, kiện toàn Ban Chấp hành đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của tổ trưởng công đoàn, coi trọng xây dựng tổ công đoàn vững mạnh.

- Phân công nhiệm vụ từng Ủy viên Ban Chấp hành CĐCS, xây dựng quy chế hoạt động Ban Chấp hành, quy chế phối hợp giữa Ban Chấp hành Công đoàn với Giám đốc doanh nghiệp, duy trì chế độ sinh hoạt BCH, tổ công đoàn, công đoàn bộ phận. Xây dựng tổ chức, triển khai các hoạt động và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CĐCS.

- Rà soát, lập danh sách cán bộ công đoàn đề nghị công đoàn cấp trên tổ chức tập huấn. Những nơi mới thành lập tổ chức CĐ cần tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của CĐ cấp trên.

- Quan tâm chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thông qua việc thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT tại đơn vị, doanh nghiệp.

Nhận được Kế hoạch này, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Hàm Tân yêu cầu các CĐCS, CĐ Giáo dục huyện định kỳ 6 tháng và cuối năm báo cáo kết quả thực Chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018 về Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Hàm Tân để báo cáo về LĐLĐ tỉnh./.

 

  TM. BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận:   CHỦ TỊCH

- Thường trực LĐLĐ tỉnh;

- Các CĐCS trực thuộc;

- CĐ Giáo dục;

- Lưu VP.

 

 

 

 

 

Nguyễn Dương Duy Thanh

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top