CĐVC tỉnh hiện có 64 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc chia thành 6 Cụm thi đua trong đó có 5 cơ sở doanh nghiệp gồm 3 doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước. Với tổng số cán bộ, đoàn viên, người lao động (CBĐV-LĐ) 3.955/1.821 nữ, tổng số đoàn viên công đoàn: 3.941/1.798 nữ, trong đó có 2.390 đảng viên. Ban Thanh tra Nhân dân (Ban TTND) trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (sau đây gọi tắt là Luật) có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Ban TTND của Cty Xổ số KT Bình Thuậ ra mắt với Hội nghị
Nhìn chung, Ban TTND trong DNNN hay tại cơ quan, đơn vị đều do hội nghị người lao động (NLĐ) hoặc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Ban TTND thường từ 03 đến 09 thành viên, được bầu theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn. Trường hợp DNNN có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị NLĐ có thể quyết định số lượng thành viên nhiều hơn. Nhiệm kỳ của Ban TTND là 02 năm, trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc không còn được tín nhiệm, xin thôi làm nhiệm vụ… thì hội nghị NLĐ quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
Ban TTND của đơn vị Bảo tàng tỉnh – Đơn vị sự nghiệp công lập ra mắt nhận nhiệm vụ
Tuy nhiên, vì hoạt động thanh tra nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, về bản chất khác với hoạt động của Ban TTND là một trong những thiết chế để thực hiện quyền giám sát ở cơ sở. Do đó, chế định thanh tra nhân dân đã được tách ra khỏi Luật Thanh tra năm 2022 và được điều chỉnh tại một số điều của Chương 2, Chương III và Chương IV trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 1/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong đó Chương IV là nói về việc tổ chức và hoạt động của Ban TTND trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tại Điều 78 của Luật đã quy định Ban TTND ở DNNN có 6 nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể:
- Một là, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể NLĐ; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của DNNN.
- Hai là, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
- Ba là, yêu cầu người có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
- Bốn là, xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của NLĐ ở doanh nghiệp.
- Năm là, kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Sáu là, tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của NLĐ có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của BTTND.
Hội nghị Người lao động của Công ty XSKT Bình Thuận biểu quyết công tác nhân sự Ban TTND
Trên cơ sở 6 nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, NLĐ trong DNNN thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình… thì còn có thể phản ánh, đề nghị Ban TTND xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ. (Khoản 2 Điều 80 của Luật).
Đồng thời, để bảo đảm cho NLĐ thực hiện kiểm tra, giám sát trong DNNN, tại Điều 81 của Luật đã quy định trách nhiệm của ban lãnh đạo DNNN phải tạo điều kiện và bảo đảm để Ban TTND thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật như các nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết ; xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị , thông báo kết quả giải quyết… Mặt khác, Ban lãnh đạo DNNN cũng phải có trách nhiệm xử lý người có hành vi cản trở NLĐ thực hiện quyền kiểm tra, giám sát; người có hành vi trả thù, trù dập NLĐ thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hay trả thù, trù dập thành viên Ban TTND theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của ban lãnh đạo DNNN, Điều 81 còn quy định 5 nội dung trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn ở DNNN, trong đó có điểm mới là hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban TTND và trách nhiệm của NLĐ trong việc kiểm tra, giám sát ( chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình). Các điều từ 24 đến 27 trong Nghị định 59/2023/NĐ-CP cũng làm rõ thêm một số vấn đề trong tổ chức và hoạt động của Ban TTND, ví dụ như thời gian công nhận kết quả Ban TTND, thời gian trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. Ban TTND có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị NLĐ (Điều 26).
Như vậy, trong Luật và Nghị định đã nêu đầy đủ về tổ chức và hoạt động của Ban TTND cũng như những điều kiện đảm bảo để Ban TTND hoạt động. Đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức mở rộng hơn phạm vi, nội dung, cách thức thực hiện dân chủ mà pháp luật quy định nhưng không được trái hoặc hạn chế quyền thực hiện dân chủ của NLĐ được quy định của nhà nước.