• Hàm Thuận Nam 1
  • Hàm Thuận Nam 2
  • Hàm Thuận Nam 3
Văn Bản

Chương trình Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động, giai đoạn 2013-2018

Số hiệu văn bản: 59/CTr-CĐN

Ngày ban hành: 10/4/2014

Người đăng: cdxd

Ngày đăng: 25/02/2015

File đính kèm: Chuong%20trinh%20nang%20cao%20TDKNNN%202014.doc

Chi tiết
LĐLĐ TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐ NGÀNH XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 59/CTr-CĐN

 

Bình Thuận, ngày 10 tháng 4 năm 2014

 

CHƯƠNG TRÌNH

Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của

đoàn viên và người lao động, giai đoạn 2013-2018

 

Thực hiện Chương trình số 01/CTr-LĐLĐ ngày 02/4/2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2013-2018.

Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng xây dựng Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động, giai đoạn 2013-2018 cụ thể như sau :

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp công đoàn, người sử dụng lao động về trách nhiệm trong việc tiếp tục tổ chức tốt phong trào học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.

2. Tuyên truyền, vận động để đoàn viên và người lao động thấy rõ việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu nhằm giữ vững và ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên và người lao động cùng với tổ chức Công đoàn trong thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; góp phần xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.

3. Chương trình phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong các cấp công đoàn. Để Chương trình thực sự trở thành phong trào thi đua, kích thích, cổ vũ được tinh thần vừa học, vừa làm trong cán bộ, đoàn viên và người lao động, đòi hỏi các cấp công đoàn phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn cùng cấp trong việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành chương trình hành động, nội quy, quy chế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và tổ chức các phong trào, hoạt động công đoàn tại mỗi cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. Nội dung của Chương trình :

- Tuyên truyền, vận động để công nhân, lao động được phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, nhất là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ, tin học, đặc biệt đối với công nhân, lao động trong các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm ngày càng đáp ứng với yêu cầu công việc trong tình hình mới;

- Vận động để công nhân, lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hình thức luyện tay nghề, thi thợ giỏi. Tăng tỷ lệ công nhân, lao động có tay nghề cao ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của tỉnh;

- Tuyên truyền, vận động để công nhân, lao động chưa qua đào tạo nghề tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp phù hợp yêu cầu của công việc khi được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện;

- Đẩy mạnh phong trào học tập, tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tình hình mới.

2. Chỉ tiêu thực hiện :

- Tuyên truyền, vận động từ 60% trở lên số đoàn viên và người lao động nơi có tổ chức Công đoàn tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Đến hết giai đoạn 2013-2018, có ít nhất 95% công nhân và lao động được phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Hàng năm, 100% công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp phối hợp tổ chức được ít nhất 01 hoạt động nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, lao động;

- Hàng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ số đoàn viên và người lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa;

- Vận động đoàn viên và người lao động tích cực học tập chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó phấn đấu nâng tỷ lệ công nhân, lao động qua đào tạo đến cuối giai đoạn 2013-2018 đạt từ 60% trở lên, đào tạo nghề từ 50% trở lên;

- Phối hợp vận động để phấn đấu đến cuối giai đoạn 2013-2018 có 100% doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên (nơi có thành lập công đoàn cơ sở) ký kết Thỏa ước Lao động tập thể và trong đó, có cụ thể hóa nội dung: Người sử dụng lao động có kế hoạch hàng năm tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí, khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với công nhân, lao động thực hiện tốt việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp dưới mọi hình thức.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Điều tra, khỏa sát, đánh giá thực trạng về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động

- Xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá về thực trạng trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng nghề nghiệp của người lao động;

- Phân loại trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất-kinh doanh để có giải pháp cụ thể cho từng đối tượng khác nhau;

- Từ kết quả điều tra, khảo sát làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phối hợp, có những giải pháp phủ hợp để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.

2. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động

- Tuyên truyền , phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của tổ chức Công đoàn về việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động;

- Đẩy mạnh và kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp để người sử dụng lao động cũng như người lao động nhận thức đúng và tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình;

- Phối hợp tham gia với các ngành chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, học tập phù hợp, phong phú nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có điều kiện thuận lợi tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng xã hội học tập, giáo dục ý thức tự học cho đoàn viên và người lao động, đặc biệt là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước;

- Tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động hàng năm có kế hoạch, bố trí thời gian, kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để công nhân, lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; phối hợp cùng tổ chức Công đoàn tại cơ sở có những hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần trong điều kiện cho phép tại mỗi cơ sở để biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong điều kiện vừa học, vừa làm đạt thành tích cao cả trong công tác, lao động sản xuất và học tập, nhất là đối với công nhân, lao động có tinh thần cao trong tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp;

- Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hay, gương người sử dụng lao động có nhiều sáng kiến, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và phối hợp thực hiện hiệu quả Chương trình này. Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong quá trình tổ chức và thực hiện Chương trình.

3. Tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, đối thoại với người sử dụng lao động, gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, vừa là trách nhiệm, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của người sử dụng lao động trong thực hiện các quy định của pháp luật lao động hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho công nhân, lao động tại các doanh nghiệp;

- Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động vào nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, là một trong các tiêu chí để sắp xếp tổ chức, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động;

- Thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vào Thỏa ước Lao động tập thể với những nội dung như: Tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tổ chức các lớp học nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại doanh nghiệp cho công nhân, lao động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Trên cơ sở nội dung của Chương trình, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng đề nghị Chủ tịch các CĐCS trong ngành chủ động thống kê, tổng hợp, cập nhật số liệu về nhu cầu của đoàn viên, người lao động; đồng thời phối hợp thực hiện thí điểm đối với CĐCS được chọn (có danh sách kèm theo) để rút kinh nghiệm và phối hợp tuyên truyền nhằm triển khai thực hiên Chương trình này đồng loạt trong các CĐCS trực thuộc từ năm 2015 trở đi.

 

  TM.BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận: CHỦ TỊCH

- Ban TG-LĐLĐ tỉnh;

- Các CĐCS trực thuộc;

- Lưu CĐN.

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Tới

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top