LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN TÁNH LINH |
Độc Lập- Tự do -Hạnh phúc |
Số: 20/KH-LĐLĐ
|
Tánh Linh, ngày 15 tháng 10 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW
ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI)
-----------
Thực hiện Hướng dẫn số 17/HD-LĐLĐ ngày 3/10/2014 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Tánh Linh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) đến các Công đoàn cơ sở trực thuộc, Công đoàn Giáo dục huyện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phân nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước.
2. quá trình triển khai thực hiên phải đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, bằng các biện pháp đồng bộ, chặt chẽ, kiên trì, hiệu quả gắn với phát huy tính năng động, sáng tạo cách làm hay; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý thông tin và báo cáo kịp thời việc tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác quán triệt, học tập quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện đã tổ chức hội nghị quán triệt các quyết định 217, 218 cho các đối tượng là cán bộ chuyên trách Liên đoàn Lao động huyện và ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên UBKT Liên đoàn Lao động huyện, các đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS trực thuộc .
- Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI);
- Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 17/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI);
- Hướng dẫn số 08-HD/TU ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện một số nội dung trong Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Quy định số 1415-QĐ/TU ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong tỉnh theo Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI);
- Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 19/5/2014 của Huyện ủy về việc triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI);
- Hướng dẫn số 17/HD-LĐLĐ ngày 03/10/2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận về việc tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).
2. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung 218 ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và các Hướng dẫn, quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh và huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện xây dựng Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền phù hợp để cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động nắm, hiểu và tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở địa phương. Thường xuyên phối hợp tuyên truyền về các điển hình tốt, sáng tạo trong thực hiện quy chế, quy định.
Thời gian hoàn thành việc phổ biến, tuyên truyền trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động chậm nhất đến ngày 20/11/2014.
III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Nguyên tắc và mục đích góp ý:
1.1. Việc góp ý phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng, thể hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên, CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
1.2. Việc góp ý phải đảm bảo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; phải phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.
1.3. Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do Chủ tịch công đoàn cơ sở ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân; các ý kiến góp ý của cá nhân là cán bộ, đoàn viên, người lao động phải đảm bảo theo quy định ở Quyết định 218 của Bộ chính trị.
2. Phạm vi góp ý:
2.1. Việc góp ý được thực hiện từ BCH LĐLĐ huyện đến công đoàn cơ sở.
2.2. Tổ chức công đoàn từ huyện đến cơ sở, cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động góp ý với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên công tác ở các cơ quan, đơn vị cùng cấp.
3. Chủ thể góp ý:
3.1. Tập thể: BTV, BCH Liên đoàn Lao động huyện, toàn thể cơ quan LĐLĐ huyện; BTV, BCH Công đoàn Giáo dục và BCH công đoàn cơ sở trực thuộc.
3.2. Cá nhân: Là cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động hiện đang công tác, làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của Liên đoàn Lao động huyện.
3.3. Yêu cầu đối với chủ thể góp ý:
Ghi rõ tên, số điện thoại để tiện liên lạc (nếu có), địa chỉ (khi cần liên hệ) của cá nhân, tập thể có ý kiến góp ý.
Thể hiện rõ đối tượng cần góp ý và nội dung góp ý.
Việc góp ý phải chân thành; không được lợi dụng việc góp ý để nói xấu, bội nhọ, trù dập cán bộ, công chức, viên chức; không được xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cá nhân, tập thể có ý kiến góp ý chịu trách nhiệm về nội dung góp ý của mình.
Cá nhân, tập thể thực hiện việc góp ý kiến thông qua một trong những cách thức sau đây:
- Trực tiếp đến cơ quan, đơn vị, tiếp nhận để gửi văn bản.
- Qua “Hòm thư góp ý” đặt ở trụ sở cơ quan, đơn vị (LĐLĐ huyện chung với hòm thư với các cơ quan trong Khối mặt trận đoàn thể huyện)
- Thông qua dịch vụ bưu chính.
- Trình bày trực tiếp.
IV. GÓP Ý XÂY DỰNG ĐẢNG.
1. Đối tượng góp ý:
- Liên đoàn Lao động huyện góp ý với các ban xây dựng Đảng của Huyện uỷ, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, các đồng chí Huyện ủy viên.
- Công đoàn giáo dục huyện tham gia góp ý đối với chi bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, cán bộ, đảng viên Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, đồng thời tham gia ý kiến với Liên đoàn Lao động huyện để góp ý đối với các ban xây dựng Đảng của Huyện ủy.
- Công đoàn cơ sở góp ý cho các chi uỷ, chi bộ, Đảng bộ cùng cấp.
- Cán bộ, đảng viên.
2. Nội dung
2.1. Góp ý với tổ chức Đảng:
a. Dự thảo Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Quy chế, Quy định, kết luận... (sau đây gọi chung là quy định) của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức Đảng trước mỗi kỳ Đại hội.
b. Việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Đảng, cấp ủy, tổ chức Đảng.
c. Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên với CNVCLĐ.
2.2. Góp ý với đảng viên:
a. Thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với CNVCLĐ.
3. Phương pháp góp ý:
3.1. Góp ý định kỳ:
a. Công đoàn cơ sở góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần trước khi kiểm điểm cấp ủy và trước khi kết thúc nhiệm kỳ của cấp ủy cùng cấp.
b. Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm một lần.
3.2. Góp ý thường xuyên
a. Thông qua hòm thư góp ý xây dựng Đảng.
b. Thư góp ý gửi đến công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cấp ủy cùng cấp.
c. Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, đảng viên.
3.3. Góp ý đột xuất
a. Góp ý các văn bản dự thảo do cấp ủy, gửi đến công đoàn hoặc đăng công khai trên các bản tin tại đơn vị.
b. Góp ý khi có yêu cầu hoặc khi công đoàn thấy cần thiết.
c. Góp ý khi đại diện tổ chức đảng làm việc với tổ chức công đoàn.
4. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp:
4.1. Chủ trì tổ chức việc góp ý định kỳ và thường xuyên; tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trong các hoạt động góp ý định kỳ.
4.2. Phối hợp với cấp ủy cùng cấp để thực hiện nội dung góp ý định kỳ và góp ý đột xuất .
4.3. Theo dõi và thông tin kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên tới tổ chức, cá nhân góp ý.
4.4. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
V. GÓP Ý XÂY DỰNG CHINH QUYỀN.
1. Đối tượng góp ý:
1.1. Liên đoàn Lao động huyện góp ý đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ; Lãnh đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện.
Công đoàn cơ sở góp ý đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và chính quyền, chuyên môn cùng cấp.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cá nhân).
2. Nội dung góp ý:
2.1. Góp ý với cơ quan, tổ chức:
a. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức công đoàn.
b. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật.
c. Việc thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
d. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
2.2. Góp ý với cá nhân:
a. Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.
b. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.
3. Phương pháp góp ý:
3.1. Góp ý định kỳ:
a. Công đoàn cơ sở góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần đối với các nội dung nêu tại điểm 2 (góp ý với cơ quan, tổ chức) của kế hoạch này cho các đối tượng góp ý cùng cấp.
b. Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu đơn vị với đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm một lần.
c. Tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ công chức (đối với cơ quan, đơn vị) và hội nghị người lao động (tại các doanh nghiệp) mỗi năm một lần.
3.2. Góp ý thường xuyên:
a. Thông qua hòm thư góp ý xây dựng chính quyền đặt công khai tại trụ sở.
b. Thư góp ý gửi đến công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chính quyền.
c. Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức.
3.3. Góp ý đột xuất:
a. Góp ý vào các văn bản dự thảo do chuyên môn cùng cấp gửi đến tổ chức công đoàn hoặc đăng công khai trên bản tin của đơn vị.
b. Góp ý cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khi có yêu cầu hoặc khi tổ chức công đoàn thấy cần thiết.
c. Góp ý khi các đồng chí lãnh đạo huyện, Hội đồng nhân dân, Ủyy ban nhân dân huyện, các phòng ban liên quan đến hoạt động tổ chức công đoàn.
4. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn:
4.1. Tổ chức góp ý định kỳ theo nội dung quy định tại điểm a; góp ý đột xuất theo nội dung tại điểm a và b khoản 3.1 mục 3 về góp ý xây dựng Chính quyền của kế hoạch này.
4.2. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c khoản 3.1, điểm b, khoản 3.3 (mục 3 về góp ý xây dựng chính quyền) của kế hoạch này.
3. Tổng hợp ý kiến góp ý ở các điểm b, c của khoản 3.1; điểm b khoản 3.2 và điểm b khoản 3.3 (mục 3 về góp ý xây dựng chính quyền) chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Theo dõi và thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cơ quan Nhà nước tới tổ chức, cá nhân góp ý.
5. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở:
- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn chi tiết cho cán bộ, đoàn viên và người lao động tại cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp về các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của công đoàn về quyền, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, chuyên môn cùng cấp của hệ thống công đoàn nói chung và công đoàn cơ sở nói riêng; chủ động phát hiện, phổ biến và nhân rộng những tập thể và cá nhân điển hình của đơn vị về công tác này.
- Trực tiếp tổ chức hoặc phối hợp với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đồng cấp tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền cũng như đối thoại trực tiếp với đoàn viên, CNVCLĐ.
- Tổng hợp ý kiến góp ý, kiến nghị của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ chuyển đến cơ quan, tổ chức có liên quan; theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền cùng cấp tới tổ chức, cá nhân góp ý.
- Hàng năm xây dựng dự toán nguồn kinh phí, nhân lực và thời gian thực hiện, trình chủ thể có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV năm trước. Chú ý, xây dựng kế hoạch dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh theo kinh nghiệm từ năm trước liền kề để chủ động về kế hoạch.
- Thực hiện nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền.
2. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
- Hàng năm hoặc đột xuất, công đoàn xem xét, đề xuất khen thưởng tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền theo thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập, cản trở tổ chức, cá nhân giám sát, phản biện xã hội hoặc bao che cho người có hành vi trả thù, trù dập, cản trở hoặc can thiệp trái quy định của Quy chế thì tùy theo mức độ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Những hành vi lợi dụng quyền giám sát và phản biện xã hội làm cản trở hoạt động, gây tổn hại đến uy tín hoặc danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng giám sát, phản biện hoặc được góp ý đều bị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ |
Nơi nhận: |
PHÓ CHỦ TỊCH |
- Ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh;
- Ban Dân vận Huyện ủy;
- Ủy ban MTTQVN huyện;
- Công đoàn Giáo dục huyện;
- CĐCS trực thuộc;
- Lưu.
|
Văn Nhật Hoài
|