• Slideshow Chạy chính 1
  • Slideshow Chạy chính 2
  • Slideshow Chạy chính 3
  • Slideshow Chạy chính 4
  • Slideshow Chạy chính 5
  • Slideshow Chạy chính 6
  • Slideshow Chạy chính 7
Văn bản

Báo cáo tổng kết 6 năm (2008 - 2014) thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XI) thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh

Số hiệu văn bản: 69/BC-LĐLĐ

Ngày ban hành: 08/10/2014

Người đăng: ldldbinhthuan

Ngày đăng: 16/03/2015

File đính kèm: Bao%20cao%20Tong%20ket%206%20nam%20.doc

Chi tiết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

 

Số:   69/BC-LĐLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bình Thuận, ngày 08  tháng  10 năm 2014

 

BÁO CÁO

Tổng kết 6 năm (2008 - 2014)

 thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XI)

 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về  “Xây dựng đội ngũ trí thức

 trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

 

A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

I. CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU, ngày 22/9/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (gọi tắt là Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy) . Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng nhằm quán triệt, triển khai đến các cấp công đoàn, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách công đoàn trong toàn tỉnh về tinh thần, nội dung của Chương trình.

- Qua hội nghị triển khai của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức nhiều lớp quán triệt, triển khai toàn bộ nội dung của Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy và các nội dung chỉ đạo, triển khai của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đến các đồng chí trong Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra tại các công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên và nghiệp đoàn trực thuộc nhằm triển khai, tổ chức thực hiện đến cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

- Thông qua việc quán triệt, triển khai nội dung của Chương trình, các cấp công đoàn và toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hiểu được ý nghĩa, vai trò và những đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh Bình Thuận nói riêng.

- Thực hiện các văn bản chỉ đạo, Chương trình hành động của Tỉnh ủy triển khai, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, hàng năm Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp gắn việc triển khai thực hiện nội dung Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy với công tác đào tạo, chuẩn hóa trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, từng bước trí thức hóa đội ngũ công nhân, lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới.

- Thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy, hàng năm Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh có chỉ đạo, triển khai thực hiện rà soát, đánh giá và chủ động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp, đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả về công tác tổ chức - cán bộ theo đúng nội dung Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh và Nghị Quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam qua các nhiệm kỳ đã đề ra…

II. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nêu trong Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy

1.1 Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động:

- Nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nhận thức về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách công đoàn và đội ngũ cán bộ trong Ban Chấp hành công đoàn các cấp, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp mở 01 lớp Trung cấp Lý luận chính trị- hành chính cho 45 cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở; mở 61 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn cho 10.557 lượt cán bộ Ban chấp hành công đoàn các cấp; quan tâm củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên viên công đoàn các cấp; chỉ đạo tăng cường hơn nữa hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh và các Tổ tư vấn pháp luật thuộc các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Hàng năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp có kế hoạch rà soát, tạo điều kiện để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tùy theo nhiệm vụ, trình độ chuyên môn gắn với chức trách, nhiệm vụ phân công để bố trí người tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính - nhà nước và được tham dự học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng theo từng đối tượng quy định…

- Định kỳ tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở
trong các doanh nghiệp về kỹ năng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập
thể, giải quyết tranh chấp lao động, đình công và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
của Ban Thanh tra nhân dân. Tổ chức phát động, vận động đoàn viên, công nhân,
lao động tham gia các cuộc thi: Tìm hiểu về giai cấp công nhân và tổ chức Công
đoàn Việt Nam, tìm hiểu, học tập pháp luật về lao động, công đoàn và các pháp luật khác có liên quan…

- Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp chuyển tải đến cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng và những chính sách, pháp luật mới của Nhà nước; thông qua chế độ sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt truyền thống nhân kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lịch sử của đất nước, địa phương, các cấp công đoàn đã chủ động tổ chức để công nhân, viên chức, lao động được học tập, trao đổi trong nội bộ nhằm nâng cao trình độ lý luận - chính trị về chủ nghĩa Mác-Lênim, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo vào quá trình đời sống lao động - sản xuất và công tác tại cơ sở…

- Trong 6 năm qua, các cấp công đoàn của tỉnh đã có nhiều cố gắng chủ động và phối hợp với các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, ý thức giai cấp, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giáo dục tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cho công nhân, viên chức, lao động. Nhờ đó, nhận thức về chính trị, về giai cấp và tinh thần dân tộc của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động có chuyển biến nhất định; nhận thức về vai trò, sự đóng góp của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được nâng lên và ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò lãnh đạo, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ngày càng sâu sắc hơn, qua đó thể hiện rõ nét sự phấn đấu, trưởng thành của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động. Kết quả từ năm 2008 đến đầu 2014, trong toàn tỉnh số cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động là quần chúng ưu tú đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong lao động sản xuất, công tác đã được các cấp ủy Đảng phát triển, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam là 4.801 đảng viên mới, trong đó số cán bộ, công chức được kết nạp 4.052 đảng viên, số công nhân, lao động trực tiếp sản xuất thuộc Khối doanh nghiệp tỉnh 749 đảng viên (có 290 đảng viên thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước)(*).

1.2. Về tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phát huy vai trò, tài năng, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là đội ngũ cán bộ, đoàn viên và người lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp:

- Hàng năm, thông qua việc triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng trong công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, qua tổ chức Hội thi sáng tạo, khoa học - kỹ thuật do tỉnh tổ chức… các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tuyên truyền, động viên và tạo mọi điều kiện để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng tham gia và có những đóng góp thiết thực, hiệu quả đối với các phong trào thi đua. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, giải pháp hữu ích của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hàng năm đã được ứng dụng vào đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…    

(*) Nguồn số liệu: Từ Báo cáo Đại hội IX Công đoàn tỉnh Bình Thuận và Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh cung cấp.

- Nhằm đáp ứng với yêu cầu công việc trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ phong trào học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động theo phát động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện phong trào, nhiều cán bộ, đoàn viên và người lao động được tạo mọi điều kiện về thời gian, hỗ trợ về vật chất và nhất là những cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có nhiều đóng góp đối với phong trào được các cấp công đoàn đề nghị biểu dương khen thưởng kịp thời, những trường hợp đạt thành tích, kết quả xuất sắc trong học tập, về cơ bản được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bố trí công việc phù hợp với sở trường chuyên môn, tay nghề đã được đào tạo.

- Cùng với việc đổi mới hoạt động của hệ thống các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề trong toàn tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo Ban Giám hiệu Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận hàng năm có kế hoạch, xây dựng đề án nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới hoạt động đào tạo nghề cho công nhân, lao động, chú trọng bồi đưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, trình độ chuên môn và kỹ năng nghề nghiệp, từng bước đáp ứng với yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động trong tình hình hiện nay. Nhằm đáp ứng với yêu cầu đào tạo nghể cho lực lượng đoàn viên, công nhân, lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trương sắp đến xây dựng phát triển Trường Trung cấp thành Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận.

- Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ, các cấp công đoàn trong tỉnh đã cùng với các cấp, các ngành, địa phương tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viêc chức, lao động được thực hiện và phát huy đầy đủ các quyền dân chủ của mình đóng góp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện giám sát, phản biện xã hội và được tham gia góp ý xây dựng Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn và xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển toàn diện, bền vững.

- Thông qua việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo các cấp, ngành, trong tỉnh với đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với công nhân, viên chức, lao động theo định kỳ nhằm thực sự tạo điều kiện để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động được bày tỏ nguyện vọng, cung cấp thông tin, đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp quan trọng trong việc tháo gõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thường xuyên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giải pháp khoa học, công nghệ vào thực tế của hoạt động lao động - sản xuất và công tác; thường xuyên học tập nâng cao trình độ mọi mặt và kỹ năng nghề nghiệp, các cấp công đoàn, nhất là cấp công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia thành lập, phát triển và duy trì hoạt động có hiệu quả của Quỹ “Khuyến học”, Quỹ “Phát triển khoa học -công nghệ” tại cơ sở…chính từ kết quả phối hợp một cách đồng bộ trong các cấp công đoàn với các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh vào quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên đã góp phần tạo được sự chuyển biến nhất định trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại địa phương. Theo kết quả thống kê của ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số nguồn nhân lực của tỉnh năm 2008 (144.612/618.000 người), đạt tỷ lệ 23,40% và đến đầu năm 2014 đã tăng lên 43,30% (295.234/681.834 người). Lao động đã qua đào tạo nghề (60.983/618.000) 9,87% tại thời điểm năm 2008, tăng lên 18,30% tại thời điểm năm 2013 (124.781/681.834)(*)

1.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ công đoàn:

- Tính tại thời điểm 25/6/2014 trong toàn tỉnh có 1.372 CĐCS với tổng số đoàn viên công đoàn 62.328 người và CNVCLĐ 72.599 người/; Đại hội IX Công đoàn tỉnh, nhiệm kỳ 2013-2018 bầu 37 ủy viên Ban Chấp hành, trong đó có 11 ủy viên Ban Thường vụ, 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh. Hệ thống tổ chức Liên đoàn Lao động tỉnh gồm có 07 ban chuyên đề, 10 Liên đoàn Lao động cấp huyện, 10 Công đoàn giáo dục cấp huyện (thuộc Liên đoàn Lao động cấp huyện), 07 công đoàn cấp ngành và 02 đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh (Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận và Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh). Công tác quy hoạch, biên chế, bố trí, sắp xếp cán bộ công đoàn chuyên trách trong các cấp công đoàn của tỉnh thực hiện theo quy định, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

- Cán bộ chuyên trách công đoàn trong Thường trực và các ban của Liên đoàn Lao động tỉnh 33 người/13 nữ, trong đó người có trình độ Đại học và Cao đẳng 28/33 chiếm tỷ lệ 84,84%, còn lại là lao động phục vụ 5 người. Số cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ công tác công đoàn 23/33 người đạt tỷ lệ 69,69%.

- Cán bộ, viên chức tại Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận gồm: Ban Giám hiệu, 05 phòng nghiệp vụ và 01 Trung tâm trực thuộc trường. Tổng số cán bộ, viên chức, giáo viên 33 người (trong đó có 04 lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc), Đại học 23 người, Cao đẳng 03 người, Trung cấp trở xuống 07 người. Số cán bộ trong Ban Giám hiệu, các phòng nghiệp vụ và Trung tâm trực thuộc đã được đào tạo nghiệp vụ công tác công đoàn 5/8 người, đạt tỷ lệ 62,50%.

- Cán bộ, viên chức Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh 04 người/03 Đại học/01 Cao đẳng. Số cán bộ, viên chức đã được đào tạo nghiệp vụ công tác công đoàn ¾ người, đạt tỷ lệ 75%.

(*) Tổng hợp từ báo cáo 10 năm (2004-2013) về công tác đào tạo nghề cho người lao động của Sở LĐTBXH tỉnh.

- Tổng số cán bộ trong Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở toàn tỉnh 433 người/170 nữ/365 người từ Đại học trở lên/64 người Trung cấp & Cao đẳng. Cán bộ chuyên trách thuộc Liên đoàn Lao động cấp huyện, công đoàn cấp ngành 67 người (có 30 lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc)/48 người có trình độ từ Đại học trở lên/19 Trung cấp & Cao đẳng. Số cán bộ, nhân viên đã được đào tạo nghiệp vụ công tác công đoàn 41/67 người, đạt tỷ lệ 61,19%.

- Hàng năm, thông qua việc quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn của tỉnh, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã chủ trương đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp trong tỉnh; đặc biệt là trong những năm 2012-2013, Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh đào tạo trình độ Trung cấp lý luận chính trị và phối hợp với trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo trình độ Đại học phần Công đoàn cho hầu hết đội ngũ cán bộ chuyên trách trong toàn tỉnh (trừ những đồng chí trên 50 tuổi đối với nữ và trên 55 tuổi đối với nam). Sau thời gian đào tạo, căn cứ nhu cầu công việc theo quy hoạch và sự rèn luyện phấn đấu của các cá nhân, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh bố trí, phân công cán bộ công đoàn đảm nhiệm những công việc phù hợp, nhiều đồng chí được bầu cử vào Ban Chấp hành, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong các ban của Liên đoàn Lao động tỉnh và các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trong đó, từng bước quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bố trí bổ nhiệm sử dụng phù hợp đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn.

- Trên cơ sở thực hiện các chính sách của Trung ương, chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, quy định, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng kế hoạch định hướng việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp cho phù hợp nhằm bảo đảm năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn theo đúng quy định…

1.4. Đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp công đoàn, nhất là chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cấp cơ sở:

- Nhằm không ngừng tạo sự chuyển biến nhận thức về vai trò, trách nhiệm, sự nỗ lực vươn lên trong rèn luyện, học tập và việc đấu tranh khắc phục những biểu hiện tư tưởng sai trái, lệch lạc trong một bộ phận đội ngũ cán bộ công đoàn. Đảng đoàn và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phối hợp với các cấp chính quyền, chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công đoàn được tham gia học tập, quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và từ đó trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao luôn bảo đảm theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở chủ trương, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của Đoan Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động triển khai, quán triệt, hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp nội dung chuyên đề của từng năm; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TU, Chỉ thị số 30-CT/TU và Chỉ thị số 40-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với chức trách, nhiệm vụ được phân công của mỗi cán bộ công đoàn.

- Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, nghị quyết qua các kỳ Đại hội của Công đoàn Việt Nam và nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể việc củng cố tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, kỹ năng, phương pháp hoạt động, công tác của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Thông qua sinh hoạt, hội nghị giao ban định kỳ, hội thảo chuyên đề, thông qua việc tổ chức các cuộc thi để cán bộ công đoàn được học tập những kinh nghiệm, phương pháp hoạt động công đoàn có hiệu quả, thiết thực sát với với phong trào và đời sống lao động, công tác của công nhân, viên chức, lao động tại cơ sở. Thực hiện chỉ đạo chung của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng cán bộ, công chức bảo đảm khối lượng, chất lượng công việc, khuyến khích, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời những cán bộ công đoàn đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc; đồng thời, tăng cường hơn nữa việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tại mỗi cấp công đoàn theo đúng quy định của pháp luật hiện hành…

1.5. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác tổ chức, cán bộ trong các cấp công đoàn:

- Trên cơ sở thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo, định hướng của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hàng năm Đảng đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, từng bước sử dụng và bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn phù hợp nhằm phát huy năng lực, sáng tạo và những đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ công đoàn đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của mỗi cấp công đoàn đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

- Xuất phát từ nhu cầu công việc, yêu cầu thực tế của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn, hàng năm và theo từng nhiệm kỳ, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đều chỉ đạo các cấp công đoàn trên cơ sở thực hiện sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với mọi hoạt động, nhất là công tác tổ chức, cán bộ để chủ động, phối hợp thực hiện nghiêm túc các khâu, các nội dung, quy trình trong tuyển dụng, đào tạo, đánh giá khách quan, từng bước bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ công đoàn theo hướng ngày càng hợp lý, khoa học, dân chủ, công bằng… để đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự là nguồn lực quan trọng, chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức Công đoàn trong tỉnh…

2. Đánh giá chung và nguyên nhân

2.1. Một số kết quả đạt được, nguyên nhân:

2.1.1. Một số kết quả đạt được:

- Công tác chỉ đạo, triển khai quán triệt thực hiện Chương hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XI) thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được Đảng đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh thường xuyên cụ thể hóa thành kế hoạch, văn bản hướng dẫn các cấp công đoàn chủ động, phối hợp thực hiện, bước đầu đạt được kết quả nhất định. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XI) được gắn với các văn bản chỉ đạo về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, cùng với các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện xây dựng giai cấp công nhân của tỉnh phát triển toàn diện, trong đó việc chỉ đạo phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm từng bước trí thức hóa đội ngũ công nhân, lao động luôn thường xuyên được quan tâm chỉ đạo đúng mức.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động được các cấp công đoàn thường xuyên phối hợp triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo, định hướng của cấp ủy Đảng. Nhận thức về chính trị, giai cấp, tinh thần dân tộc, nhận thức về vai trò lãnh đạo, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đại bộ phận đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có những chuyển biến tích cực; nhận thức về vai trò, sự đóng góp của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được nâng lên và ngày càng được khẳng định. Nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ngày càng sâu sắc hơn, qua đó thể hiện sự nỗ lực phấn đấu, trưởng thành của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động được các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, chuyên môn cùng cấp thực hiện theo chủ trương, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Việc bố trí, sử dụng cán bộ chuyên trách công đoàn từng bước được gắn với việc quy hoạch, nhu cầu thực tế công việc, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công đoàn mỗi cấp.

- Thông qua các phong trào thi đua, Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật do tỉnh, Bộ, ngành Trung ương tổ chức và khả năng trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ công đoàn được tổ chức Công đoàn phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò, tài năng, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là đội ngũ cán bộ, đoàn viên và người lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp.

- Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, đoàn viên là giáo viên dạy nghề của hệ thống các trường đào tạo, trường dạy nghề trong toàn tỉnh, trong đó có Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng, kiện toàn và phát triển về mọi mặt để từng bước đáp ứng với yêu cầu của công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực trong tỉnh. Theo số liệu thống kê của ngành Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh, mạng lưới cơ sở dạy nghề được tăng lên từ 14 cơ sở dạy nghề (thời điểm những năm trước 2008), đến đầu năm 2014 tăng lên 25 cơ sở dạy nghề cụ thể gồm: Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận; Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận; 09 Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, thị xã; 03 cơ sở dạy nghề công lập; 09 cơ sở dạy nghề ngoài công lập và 02 trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, Cao đẳng Y tế có tham gia hoạt động dạy nghề. Kết quả đào tạo sau 10 năm thực hiện (từ năm 2004 đến đầu năm 2014) đã đào tạo nghề cho 97.470 người, bao gồm: dài hạn 465 người; cao đẳng nghề là 746 người; trung cấp nghề là 3.568 người; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 92.691 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 61.685 người. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2004 là 134 người, đến đầu năm 2014 tăng lên 394 người. Đa số giáo viên thuộc biên chế của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đều được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề đạt chuẩn theo quy định.(*)

2.1.2. Một số nguyên nhân cơ bản:

- Có sự quan tâm phối hợp chỉ đạo đồng bộ của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của đại bộ phận các cấp, các ngành, địa phương trong toàn tỉnh; sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, tạo điều kiện trực tiếp của Đảng đoàn và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và Ban Thường vụ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với việc triển khai tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy.

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức tự vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt của phần lớn đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ chủ chốt trong các cấp công đoàn toàn tỉnh hầu hết là những cán bộ đã được đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn và cơ bản có kinh nghiệm thực tế trong xây dựng, tổ chức thực hiện phong trào công nhân, viên chức, lao động - hoạt động công đoàn.

(*) Tổng hợp từ Báo cáo 10 năm (2004-2013) của Sở Lao động Thương binh & Xã hội về công tác đào tạo nghề cho người lao động trong tỉnh.

2.2. Những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân:

2.2.1. Một số khuyết điểm, hạn chế:

- Lực lượng công nhân trong tỉnh tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng
đều giữa các địa phương trong tỉnh, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp có sự chuyển biến rõ nét trong cán bộ, đoàn viên, công nhân, viêc chức, lao động, nói chung, nhưng một bộ phận công nhân trực tiếp chưa có chuyển biến cao, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

- Đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, lao động tuy có bước cải thiện
hơn trước, nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ công nhân thiếu việc làm
hoặc không có việc làm ổn định vẫn còn ở mức cao (chiếm khoảng 7%). Nhiều
doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với công nhân, lao
động.(*)

- Trình độ ngoại ngữ, tin học của một bộ phận trí thức chưa đáp ứng với yêu cầu công việc. Cán bộ công đoàn các cấp có trình độ từ Thạc sỹ trở lên trong tỉnh chiếm tỷ lệ còn thấp. Công nhân, lao động có trình độ, bậc thợ, kỹ năng nghề cao chưa nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số công nhân, lao động toàn tỉnh.

- Công tác tổ chức, đào tạo, quy hoạch, bố trí, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp có lúc chưa có sự thống nhất cao giữa cấp ủy địa phương với Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch, sử dụng cán bộ đôi lúc chưa đảm bảo cân đối giữa tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc với chức danh cần bố trí, sắp xếp cán bộ; hoặc có lúc lại quá thiên về cơ cấu để có đủ tỷ lệ theo các lứa tuổi đưa vào quy hoạch, nhưng năng lực thực tế của một số cán bộ đưa vào quy hoạch còn có hạn chế nhất định; hoặc đôi khi công tác quy hoạch, đào tạo chưa gắn chặt với sử dụng, bố trí cán bộ, có khi quy hoạch còn mang tính hình thức, thiếu toàn diện… còn xảy ra ở một vài cấp, ngành, địa phương.

- Hội đồng Khoa học - kỹ thuật tại một vài địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; Hội đồng Khoa học - kỹ thuật tỉnh chưa thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến, công bố rộng rãi những đề tài nghiên cứu khoa học, giải pháp đạt giải cao của đội ngũ trí thức trong các hội thi cấp tỉnh và cấp Trung ương.

2.2.2. Một số nguyên nhân cơ bản:

- Sự cố gắng vươn lên, ý thức tự học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, tác phong lao động, công tác của một bộ phận cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và tình hình chung của sự phát triển. Một số trí thức thiếu tự tin, thiếu tính liên kết, hợp tác và cộng đồng trách nhiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.

(*) Theo Báo cáo tổng kết 05 năm (2008-2013) của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Một số doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chưa thực sự tạo điều kiện cả về thời gian, kinh phí để công nhân, lao động được học tập nâng cao trình độ mọi mặt, chưa tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn triển khai việc tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức pháp luật có liên quan đối với người lao động trong các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, nhất là khu vực ngoài nhà nước.

- Chưa có chủ trương, văn bản quy định chính thức của Trung ương để Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh cùng với cấp ủy các ngành, đại phương xây dựng quy chế phối hợp, thống nhất trong quá trình quy hoạch, quản lý, bố trí, điều động và sử dụng cán bộ chuyên trách công đoàn.

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức chưa toàn diện về công tác đào tạo, quy hoạch, bố trí và sử dụng đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp; những định kiến, rào cản, phẩm chất đạo đức, năng lực hạn chế… trong một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ, dẫn đến thái độ thiếu tin tưởng, thiếu khách quan, cảm tính, hình thức trong việc quy hoạch, đánh giá, xem xét, cơ cấu bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức, trong đó có cán bộ làm công tác công đoàn.

- Chưa có quy định cụ thể của Trung ương về điều kiện bắt buộc khi quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm các chức danh cán bộ chủ chốt các cấp đòi hỏi cán bộ đó phải qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo chuyên ngành phù hợp với từng chức danh cụ thể theo nhu cầu công việc cần cơ cấu, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ.

3. Một số bài học kinh nghiệm

3.1. Kết quả toàn diện về “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ  trong mọi quá trình thực hiện có liên quan đến công tác này.

3.2. Đội ngũ trí thức trong mọi hoàn cảnh, điều kiện phải luôn tu dưỡng, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.3. Công tác tổ chức, cán bộ bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học, công bằng, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí sắp xếp, sử dụng đúng người, đúng việc đối với đội ngũ trí thức có tính quyết định, quan trọng đến quá trình xây dựng, phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội của địa phương.

3.4. Tổ chức Công đoàn cùng với các ban, ngành, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện “xây dựng đội ngũ trí thức” vừa là gián tiếp, đồng thời cũng là trực tiếp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân về mọi mặt, từng bước đào tạo và trí thức hóa công nhân, tăng tỷ lệ công nhân lành nghề, công nhân, lao động có bậc thợ cao và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.

B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Duy trì việc tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XI) - gắn với thực hiện nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chương trình số 1464/CTr-TLĐ ngày 08/10/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”, Nội dung Nghị quyết số 04a/NQ-TLĐ ngày 24/6/2014 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới” và gắn với nội dung theo chuyên đề hàng năm về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức Công đoàn đến cán bộ, đoàn viên, công nhân, viêc chức, lao động.

3. Trên cơ sở các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước và theo chủ trương về công tác cán bộ của Tổng Liên đoàn và của Tỉnh ủy để có chương trình, kế hoạch một cách tổng thể theo hướng tiếp tục đổi mới công tác tổ chức - cán bộ, đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng hợp lý, khoa học, công bằng, khách quan, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi phát huy tài năng và đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

4. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Tổng Liên đoàn và của tỉnh về xây dựng đội ngũ trí thức, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn để tiếp tục chủ động, đề xuất với Đảng, các ngành hữu quan quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, thu hút đông đảo lực lượng cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời, kiến nghị với các cấp ủy Đảng thường xuyên rà soát, kiểm tra, giám sát việc đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn các cấp, bảo đảm thực sự dân chủ, khách quan, công bằng trong công tác tổ chức, cán bộ tại mỗi cấp công đoàn.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào hành động cách mạng trong cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với năng suất, chất lượng, hiệu quả, không ngừng đổi mới quy trình công nghệ, cải tiến kỹ thuật, có nhiều giải pháp hữu ích đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6. Tùy theo đặc điểm tại mỗi cấp, ngành, địa phương, các cấp công đoàn có sự phối hợp tổ chức để cán bộ, công nhân, viên chức, lao động nói chung và lực lượng cán bộ, đoàn viên và người lao động có trình độ cao nói riêng được thường xuyên tiếp cận, đối thoại, đề đạt, tham gia đóng góp ý kiến với tổ chức Đảng, các cấp, ngành liên quan và thực hiện tốt quy chế dân chủ, giám sát và phản biện xã hội có liên quan đến chủ trương về xây dựng đội ngũ trí thức, xây dựng đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, lao động theo đúng quy định.

7. Thường xuyên phối hợp giới thiệu, đề nghị biểu dương, khen thưởng kịp thời những mô hình hoạt động nghiên cứu khoa học, mô hình lao động sáng tạo tiêu biểu của tập thể, cá nhân có nhiều giải pháp hữu ích, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng thiết thực, đóng góp vào quá trình thục hiện nhiệm vụ chính trị tại mỗi cấp, ngành, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

8. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tại mỗi cấp công đoàn, tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm, năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn. Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, cán bộ trong các cấp công đoàn gắn với việc tiếp tục rà soát, đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công đoàn, bảo đảm công bằng, khách quan cả về điều kiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đáp ứng với đòi hỏi và yêu cầu thực tế trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn.

9. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát; thực nghiêm việc tổng hợp, báo cáo sơ, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

I. ĐỐI VỚI TRUNG ƯƠNG

1. Trung ương cần có chủ trương, Tổng Liên đoàn và Tỉnh ủy Binh Thuận có sự thống nhất lãnh đạo Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh cùng với cấp ủy Đảng của các huyện, ngành xây dựng quy chế phối hợp để có sự thống nhất trong công tác quy hoạch, đào tạo, điều động, luân chuyển và sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp trong tỉnh.

2. Trung ương, Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh chế độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích  hợp pháp, chính đáng của đội ngũ trí thức; tiếp tục đổi mới cơ chế, nội dung, đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo Cao đẳng & Đại học, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ trí thức; tăng cường hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình giáo dục - đào tạo Cao đẳng, Đại học gắn với cân đối nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu sử dụng đội ngũ trí thức trong mỗi khu vực kinh tế, ngành nghề, vùng kinh tế và đặc thù, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miềm, địa phương.

3. Cần đổi mới hính thức tổ chức Hội thi sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật tại mỗi cấp, ngành, địa phương theo hướng thường xuyên phát động nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích tại mỗi lĩnh vực, ngành nghề đi liền với việc nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định, đánh giá, xét duyệt công nhận các Đề tài, Công trình nghiên cứu khoa học, Giải pháp hữu ích ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường cải cách thủ thục hành chính trong quá trình thẩm định, xét duyệt công nhận và việc triển khai ứng dụng công trình khoa học, giải pháp hữu ích được triển khai, thực hiện nhanh, đồng bộ giữa các ngành hữu quan.

4. Trung ương cần có chính sách, quy định về điều kiện bắt buộc trong việc quy hoạch, cơ cấu, bố trí sử dụng, đề bạt bổ nhiệm cán bộ về một lĩnh vực, ngành, nghề nào đó thì ngoài các điều kiện cần thiết khác, nhất thiết người đó phải được đào tạo bài bản về đúng chuyên môn, chuyên ngành của lĩnh vực cần bố trí, sử dụng. Nếu quy hoạch cán bộ chủ chốt các cấp thì phải ít nhất tốt nghiệp Đại học về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực chuyên ngành đó.

5. Trung ương sửa đổi quy định, chế tài, hình thức xử lý theo hướng tăng nặng hơn đối với những trường hợp tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo. Nên bỏ hình thức đào tạo “từ xa” và “chuyên tu”.

II. ĐỐI VỚI TỈNH

1. Hàng năm, các sở, ban, ngành có liên quan đến quản lý nhà nước về công tác tổ chức - quản lý cán bộ, công chức, viên chức, lao động phải có chương trình, kế hoạch thật cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 19-NQ/TU của Tỉn ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có chủ trương, chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tổng điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức, thực trạng số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng lực lượng công chức, viên chức, người lao động có trình độ cao (Cao đẳng, Đại học trở lên) hiện có của tỉnh để có những giải pháp, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đội ngũ này đóng góp tài năng, trí tuệ vào quá trình xây dựng, phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chủ trương cụ thể hóa chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh trên tất cả các lĩnh vực đến công tác và đóng góp vào xây dựng, phát triển quê hương Bình Thuận./.

 

  TM. BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

-Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

-Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam;

-Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam;

-Các ban: Dân vận, Tuyên giáo & VP Tỉnh ủy;

-Các đơn vị thuộc Khối thi đua 7;

-Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh;

-Thường trực LĐLĐ tỉnh;

-Các ban và các đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh;

-LĐLĐ cấp huyện, công đoàn cấp ngành;

-Lưu: VT, Ban TG.

 

 

Nguyễn Văn Trương

 

Văn bản cùng thể loại

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ:  417 Trần Hưng Đạo, P. Bình Hưng, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Điện thoại: (0252) 3 822398

Website: www.congdoanbinhthuan.org.vn

Email: liendoanldbt2011@gmail.com

Giấy phép số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông cấp ngày 11/10/2016.

Thiết kế bởi Tính Thành.

Top